Mức lương hưu thấp nhất sau cải cách tiền lương từ 1/7/2024 là bao nhiêu khi đã bỏ lương cơ sở?
Mức lương hưu thấp nhất sau cải cách tiền lương từ 1/7/2024 là bao nhiêu khi đã bỏ lương cơ sở?
Sáng 10/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Nghị quyết nêu rõ từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
Đồng nghĩa với việc mức lương hưu thấp nhất được nhận hằng tháng là 1.8 triệu đồng.
Tuy nhiên, sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW và tăng lương hưu từ 1/7/2024. Trong đó, Nghị quyết 27-NQ/TW lại đề cập đến việc bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương.
Do vậy, mà khi bỏ lương cơ sở thì cần có hướng dẫn để xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất. Nhưng đến hiện nay vẫn chưa có thông tin hay văn bản nào chính thức quy định về vấn đề này.
Dù vậy, mức lương hưu thấp nhất hiện nay đã là 1.8 triệu đồng/tháng nên mức lương hưu thấp nhất từ 1/7/2024 không thể thấp hơn mức này.
Mức lương hưu thấp nhất sau cải cách tiền lương từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Cách tính lương hưu khi bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024
Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì cách tính lương hưu hằng tháng như sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ hưởng hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Có thể thấy, lương hưu được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Như vậy, nếu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024 như dự kiến thì công thức tính lương hưu có thể sẽ không thay đổi.
Ngoài ra, theo mục tiêu cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27-NQ/TW, khi thực hiện chính cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng. Điều này giúp mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của nhóm này cũng tăng theo.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu
Theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin hải quan có được áp dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan không?
- Mẫu Quyết định khen thưởng Đoàn viên Công đoàn mới nhất? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Đoàn viên Công đoàn xuất sắc?
- Điều kiện buôn bán giống cây trồng các loài không phải là cây trồng chính là gì? Danh mục cây trồng chính theo quy định hiện nay?
- Mẫu quyết định khen thưởng của hội khuyến học xã mới nhất hiện nay? Tải mẫu quyết định khen thưởng của hội khuyến học xã ở đâu?
- Hướng dẫn xác định thủ tục, đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy từ 15/1/2025 như thế nào?