Mẫu thẻ kho (Mẫu S08-DNN và Mẫu B02- DN) năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu thẻ kho chính xác nhất?
Thế nào là thẻ kho?
Thẻ kho là loại giấy tờ được lập bởi kế toán, quản lý kho.
Thẻ kho thường được sử dụng để ghi chép về số lượng hàng hóa nhập vào, xuất ra, tồn đọng trong kho. Đồng thời, thẻ kho còn được dùng để ghi tất cả các thông tin về nguyên vật liệu như công cụ, dụng cụ, sản phẩm có cùng nguồn gốc.
Thông thường, vào thời điểm cuối ngày sẽ thực hiện ghi chép thẻ kho.
Mẫu thẻ kho (Mẫu S08-DNN và Mẫu B02- DN) năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu thẻ kho chính xác nhất? (Hình từ Internet)
Mẫu thẻ kho (Mẫu S08-DNN) theo Thông tư 133/2016/TT-BTC?
Căn cứ Mẫu số S08-DNN ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định mẫu thẻ kho (sổ kho) như sau:
Tải mẫu thẻ kho theo Thông tư 133/2016/TT-BTC: Tại đây.
Mẫu thẻ kho (Mẫu B 02- DN) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC?
Căn cứ Mẫu số B02-DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Tải mẫu thẻ kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Tại đây.
Hướng dẫn cách lập thẻ kho chính xác?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC thì thẻ kho là sổ tờ rời. Trường hợp đóng thẻ kho thành quyển thì sẽ được gọi là "Sổ kho". Thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển. “Sổ kho” hoặc “Thẻ kho” sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc.
Mỗi một thứ vật liệu, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho sẽ là một tờ thẻ kho riêng biệt.
Phòng kế toán có trách nhiệm lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày.
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong Thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.
- Cột A: Ghi số thứ tự;
- Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;
- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho;
- Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho;
- Cột 1: Ghi số lượng nhập kho;
- Cột 2: Ghi số lượng xuất kho;
- Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày.
Sau khi điền đẩy đủ thông tin vào mẫu phiếu thẻ kho, theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột G).
Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về thẻ kho. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn GTGT khi cho một doanh nghiệp khác mượn hàng hóa của mình hay không?
- Người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng khi người lao động chết trong trường hợp nào?
- Công bố đề án tuyển sinh không đúng, không đầy đủ thông tin thì trường đại học có bị xử phạt? Đề án tuyển sinh bao gồm những thông tin gì?
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo có thể không lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
- Chuyển từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ thì có còn được sử dụng ổn định lâu dài không? Có cần xin phép hay không?