Mẫu nhận xét môn Lịch sử theo Thông tư 22 dành cho học sinh THCS, THPT mới nhất năm 2024 như thế nào?

Mẫu nhận xét môn Lịch sử theo Thông tư 22 dành cho học sinh THCS, THPT mới nhất năm 2024 như thế nào? Câu hỏi từ chị T.T - TPHCM

Mẫu nhận xét môn Lịch sử theo Thông tư 22 dành cho học sinh THCS, THPT mới nhất năm 2024 như thế nào?

Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh là hoạt động thu thập, phân tích, xử lí thông tin thông qua quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện và học tập của học sinh trong các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục của địa phương.

Mục đích của việc đánh giá, nhận xét nhằm góp phần xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quá trình học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông;

Mặt khác cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập cho năm học hoặc năm tới, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên căn cứ theo đó điều chỉnh hoạt động dạy học sao cho phù hợp với tình hình học sinh nếu cần.

Tham khảo mẫu nhận xét môn Lịch sử theo Thông tư 22 dành cho học sinh THCS, THPT như sau:

STT

Nội dung nhận xét

1

Biết giữ gìn đồ dùng học tập

2

Cần tự giác học tập

3

Chủ động thắc mắc, phát biểu ý kiến

4

Chưa chủ động thắc mắc, phát biểu ý kiến

5

Chưa chuẩn bị đầy đủ nội dung bài trong quá trình học tập

6

Chưa có ý thức tự giác trong nhiệm vụ được giao

7

Chưa hoàn thành bài tập ở nhà

8

Chưa tích cực tham gia hoạt động giáo dục

9

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập trên lớp

10

Có cố gắng trong học tập

11

Có tiến bộ trong học tập

12

Biết giúp bạn học tập

13

Hiểu bài và làm bài đầy đủ

14

Hoàn thành các yêu cầu học tập, rèn luyện ở trường, lớp

15

Hoàn thành công việc được giao

16

Hoàn thành nhiệm vụ được giao

17

Lắng nghe cô giáo giảng trong giờ học

18

Tập trung, lắng nghe trong giờ học

19

Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định học tập

20

Tiếp thu bài chậm

21

Tiếp thu bài nhanh

22

Tự giác học tập

23

Biết hợp tác với bạn

24

Tự giác tham gia vào công việc nhóm

25

Tự sắp xếp thời gian học tập hợp lý

26

Tự tin, chủ động trong các tình huống học tập

27

Biết tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn trong học tập

28

Cần hoàn thành nhiệm vụ được giao

29

Cần mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến hơn nữa

30

Cần tích cực chủ động trong học tập

31

Cần tích cực tham gia hoạt nhóm trong lớp

32

Cần tích cực tự học...

Trên đây là một số mẫu nhận xét môn Lịch sử theo Thông tư 22 dành cho học sinh THCS, THPT.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu nhận xét môn Lịch sử theo Thông tư 22 dành cho học sinh THCS, THPT mới nhất năm 2024 như thế nào?

Mẫu nhận xét môn Lịch sử theo Thông tư 22 dành cho học sinh THCS, THPT mới nhất năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Năm học 2023-2024, học sinh THCS phải học bao nhiêu môn theo chương trình mới?

Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình tổng thể - Chương trình giáo dục trung học cơ sở (THCS) thì học sinh THCS phải học tất cả 12 môn học bắt buộc, 2 môn học tự chọn và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm:

- Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

- Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Thời lượng: Học 1 buổi/ngày, không quá 5 tiết học.

- Mỗi tiết học kéo dài 45 phút

- Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày) và có thời gian nghỉ giữa các tiết học.

Bộ GD-ĐT thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới như sau:

- Năm học 2021-2022 đối với lớp 6

- Năm học 2022-2023 đối với lớp 7

- Năm học 2023-2024 đối với lớp 8

- Năm học 2024-2025 đối với lớp 9

Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông mới đang áp dụng trong năm học 2023-2024 đối với các học sinh theo học các lớp 6, 7 và 8.

Năm học 2023-2024, học sinh THPT phải học bao nhiêu môn?

Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình tổng thể Chương trình giáo dục trung học phổ thông (THPT), Chương trình bao gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, 2 môn học tự chọn, 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học). Trong đó:

- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

- Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.

+ Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

+ Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.

+ Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật).

- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

- Mỗi tiết học kéo dài 45 phút

- Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày) và có thời gian nghỉ giữa các tiết học.

*Bộ GD-ĐT thực hiện lộ trình áp dụng chương trình THPT mới như sau:

- Từ năm học 2022 - 2023 đối với lớp 10.

- Từ năm học 2023 - 2024 đối với lớp 11.

- Từ năm học 2024 - 2025 đối với lớp 12.

Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng đối với học sinh lớp 10 và lớp 11 vào năm học 2023-2024.

Mẫu nhận xét môn học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhận xét môn tiếng việt lớp 5 theo Thông tư 22 ra sao? Cách ghi nhận xét môn tiếng việt theo Thông tư 22 lớp 5 thế nào?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn toán lớp 5 theo thông tư 22 ra sao? Hướng dẫn nhận xét môn toán lớp 5 theo thông tư 22?
Pháp luật
Lời nhận xét môn Ngữ văn THCS theo Thông tư 22 thế nào? Hướng dẫn nhận xét học bạ THCS môn ngữ văn ra sao?
Pháp luật
Lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 thế nào? Mẫu lời nhận xét môn Công nghệ lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
Pháp luật
Mẫu lời nhận xét môn tiếng anh lớp 3 theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi nhận xét môn tiếng anh theo Thông tư 27 ra sao?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn giáo dục thể chất theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi nhận xét môn giáo dục thể chất lớp 1 theo Thông tư 27 ra sao?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn Lịch sử và Địa lý cấp tiểu học theo Thông tư 27 là gì? Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học ra sao?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn toán theo Thông tư 27 ra sao? Cách ghi lời nhận xét môn Toán lớp 4 theo Thông tư 27?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn âm nhạc lớp 3 theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi lời nhận xét học sinh tiểu học môn âm nhạc?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 2 theo Thông tư 27 dành cho giáo viên tham khảo học kỳ 2 năm học 2023-2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mẫu nhận xét môn học
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
1,280 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mẫu nhận xét môn học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào