Lực lượng phòng không nhân dân gồm những ai? Quy định về xây dựng lực lượng phòng không nhân dân như thế nào?
Lực lượng phòng không nhân dân gồm những ai theo đề xuất mới nhất?
Để tìm hiểu về lực lượng phòng không nhân dân, trước hết có thể hiểu phòng không nhân dân được quy định theo khoản 1 Điều 2 Dự thảo Luật Phòng không nhân dân tại đây như sau:
- Phòng không nhân dân là tổng hợp các hoạt động sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả địch xâm nhập, tiến công đường không; là một nội dung của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, huy động, tổ chức hoạt động trong khu vực phòng thủ, nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả trong chiến tranh; bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp).
Thành phần lực lượng phòng không nhân dân được quy định tại Điều 8 Dự thảo Luật Phòng không nhân dân bao gồm:
Thành phần lực lượng phòng không nhân dân
1. Lực lượng nòng cốt phòng không nhân dân là lực lượng được điều động từ bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.
2. Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân là lực lượng được tổ chức tại các cơ quan, tổ chức.
3. Lực lượng phục vụ chiến đấu phòng không nhân dân là lực lượng được huy động từ nhân dân.
4. Lực lượng khắc phục hậu quả phòng không nhân dân là lực lượng có trình độ chuyên môn được huy động từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.
Như vậy, lực lượng phòng không nhân dân bao gồm:
(1) Lực lượng vũ trang địa phương: Dân quân tự vệ và Bộ đội địa phương, lực lượng dự bị động viên là nòng cốt;
(2) Lực lượng chuyên môn phòng không dân nhân theo quy định tại Điều 9 Nghị định 74/2015/NĐ-CP là lực lượng tổ chức;
(3) Lực lượng phục vụ chiến đấu được huy động từ nhân dân;
(5) Lực lượng khắc phục hậu quả có trình độ chuyên môn
Lực lượng phòng không nhân dân là ai? Quy định về xây dựng lực lượng phòng không nhân dân như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động phòng không nhân dân là gì?
Căn cứ Điều 4 Dự thảo Luật Phòng không nhân dân, lực lượng phòng không nhân dân hoạt động theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc hoạt động phòng không nhân dân
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự thống lĩnh của Chủ tịch nước; sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ; sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Lực lượng phòng không nhân dân hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, bảo đảm chặt chẽ, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch được phê duyệt.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hệ thống chính trị, dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
5. Đảm bảo bình đẳng giới trong hoạt động phòng không nhân dân
Theo đó, hoạt động phòng không nhân dân sẽ hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc được đề xuất như trên.
Xây dựng lực lượng phòng không nhân dân được đề xuất như thế nào?
Việc xây dựng lực lượng phòng không nhân dân được quy định chi tiết tại Mục 1 Chương II Dự thảo Luật Phòng không nhân dân cụ thể:
- Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân được quy định tại Điều 7 Dự thảo Luật Phòng không nhân dân:
Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân
1. Lực lượng điều động từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và huy động từ nhân dân.
2. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, quản lý của địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.
- Hình thức, điều kiện, quy mô tổ chức lực lượng phòng không nhân dân được quy định tại Điều 9 Dự thảo Luật Phòng không nhân dân:
Hình thức, điều kiện, quy mô tổ chức lực lượng phòng không nhân dân
1. Hình thức tổ chức
a) Lực lượng nòng cốt phòng không nhân dân được tổ chức từ các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên;
b) Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổ chức từ các cơ quan, tổ chức;
c) Lực lượng phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả phòng không nhân dân được tổ chức ở cấp xã, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
2. Điều kiện, quy mô tổ chức lực lượng phòng không nhân dân
a) Vẫn duy trì được hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức và hiệu quả, năng suất lao động của doanh nghiệp;
b) Tổ chức được ít nhất 01 tổ (đội) kiêm nhiệm phòng không nhân dân trong một cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
- Điều 10 Dự thảo Luật Phòng không nhân dân quy định về điều kiện tổ chức lực lượng phòng không nhân dân trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp được tổ chức lực lượng phòng không nhân dân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đề án, kế hoạch tổ chức phòng không nhân dân của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Có tổ chức lực lượng tự vệ và đã hoạt động từ đủ 24 tháng trở lên.
4. Đủ điều kiện huy động được ít nhất từ 01 tổ (đội) kiêm nhiệm phòng không nhân dân.
- Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, quản lý phòng không nhân dân theo Điều 11 Dự thảo Luật Phòng không nhân dân như sau:
- Cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân là tổ chức phối hợp liên ngành, được tổ chức, hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm
+ Bộ Quốc phòng là Cơ quan Thường trực của cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân trên phạm vi cả nước;
+ Bộ Tư lệnh quân khu là cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân trên địa bàn quân khu;
+ Người đứng đầu Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo hoạt động phòng không nhân dân của cấp mình.
- Cơ quan chỉ huy, quản lý lực lượng phòng không nhân dân
+ Cơ quan quân sự địa phương các cấp chỉ huy, quản lý lực lượng phòng không nhân dân thuộc quyền;
+ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chỉ huy, quản lý lực lượng phòng không nhân dân thuộc quyền;
+ Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với những nơi không có Ban Chỉ huy quân sự chỉ huy, quản lý lực lượng phòng không nhân dân thuộc quyền.
- Chính phủ quy định cụ thể về cơ quan thường trực, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan chỉ huy, quản lý phòng không nhân dân thuộc quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản sinh hoạt dưới cờ Chủ điểm 20 11 ngắn gọn? Kịch bản sinh hoạt dưới cờ Chủ điểm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11?
- Best National Pageant là gì? Điều kiện dự thi các cuộc thi sắc đẹp quốc tế theo quy định hiện hành?
- Mẫu báo cáo kê khai tài sản sử dụng chung từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 72/2024 như thế nào?
- Mẫu bài phát biểu 20 11 của lãnh đạo xã nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 2024 trang trọng, ý nghĩa ra sao?
- Thông tư 33/2024 quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thế nào?