Lễ Phật Đản 2023 vào ngày nào? Cơ sở tôn giáo tổ chức lễ hội vào ngày này cần lưu ý những điều gì?

Tôi muốn hỏi Lễ Phật Đản 2023 vào ngày nào? - câu hỏi của chị Nguyễn Linh Thùy (Biên Hòa)

Lễ Phật Đản 2023 vào ngày nào?

Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật đản ngày mùng 8 tháng 4 Âm lịch.

Sau đại hội Phật giáo thế giới đầu tiên năm 1950, 26 nước thành viên đã lấy ngày Rằm tháng 4 là ngày Phật đản. Năm 1999, Liên Hợp quốc cũng công nhận lễ Phật đản là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

Năm 2023, đại lễ Phật Đản sẽ diễn ra vào ngày 15/4 Âm lịch tức Thứ 6 ngày 2/6/2023 Dương lịch.

Xem thêm: Thông điệp Phật Đản 2023? Diễn văn Phật Đản 2023?

Lễ Phật Đản 2023 vào ngày nào? Cơ sở tôn giáo tổ chức lễ hội vào ngày này cần lưu ý những gì?

Lễ Phật Đản 2023 vào ngày nào? Cơ sở tôn giáo tổ chức lễ hội vào ngày này cần lưu ý những gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tổ chức Lễ Phật Đản như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đồng thời căn cứ theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Theo đó, việc tổ chức Lễ Phật Đản cần lưu ý thực hiện theo nguyên tắc tổ chức lễ hội nói chung và nguyên tắc tổ chức lễ hội hoạt động tín ngưỡng nói riêng như quy định trên.

Ban tổ chức Lễ Phật Đản phải có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội
...
2. Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
c) Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
đ) Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
e) Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.

Theo như quy định trên, ban tổ chức Lễ Phật Đản phải có những trách nhiệm theo quy định trên.

Trong đó, không tiến hành bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.

Tổ chức lễ Phật Đản có phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:

Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ
1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).

Theo như quy định trên, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ Phật Đản chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trên.

Tổ chức lễ hội
Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ Phật đản 2024 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ Phật đản 2024 không?
Pháp luật
Nguồn gốc Lễ Phật Đản là gì? Vào dịp Đại Lễ Phật Đản 2024 người lao động có được nghỉ làm không?
Pháp luật
Tuần lễ Phật đản năm 2024 diễn ra vào thời gian nào? Chương trình đại lễ Phật đản năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Phật lịch năm 2024 là năm thứ bao nhiêu? Phật lịch được tính như thế nào? Phật lịch khác gì với Phật đản?
Pháp luật
Thông điệp Đại lễ Phật đản 2024? Đại lễ phật đản 2024 TP.HCM tổ chức lễ thả hoa đăng, rước kiệu ở đâu?
Pháp luật
Rằm tháng 4 là ngày gì? Rằm tháng 4 rơi vào thứ mấy? Người lao động có được nghỉ vào ngày rằm tháng 4 không?
Pháp luật
Đại lễ Phật Đản được tổ chức để kỷ niệm ngày ra đời của vị Phật nào? Đại lễ Phật Đản có phải là ngày lễ lớn trong năm tại Việt Nam?
Pháp luật
Người lao động theo Phật giáo có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Phật Đản hay không?
Pháp luật
Lễ Phật Đản 2023 vào ngày nào? Cơ sở tôn giáo tổ chức lễ hội vào ngày này cần lưu ý những điều gì?
Pháp luật
Thông điệp Phật Đản 2023? Diễn văn Phật Đản 2023? Mặc hở hang khi tham gia lễ Phật Đản 2023 có bị phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức lễ hội
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
61,090 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức lễ hội Lễ Phật Đản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: