Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng là gì? Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025?

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng là gì? Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025? - Câu hỏi của anh Hưng tại Lâm Đồng

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên như sau:

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành rừngthời hạn xác định.

Bên cạnh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có bổ sung cũng thường được thực hiện song song. Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định:

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát dọn dây leo cây bụi, kết hợp với trồng bổ sung một lượng cây nhất định ở nơi thiếu cây tái sinh mục đích để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng là gì? Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025?

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng là gì? Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025? (Hình từ Internet)

Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT chính sách hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025, được phân thành hai hoạt động là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung:


Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung

Đối tượng khoanh nuôi

Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đáp ứng các tiêu chí tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2018/TTBNNPNT.

Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên của đối tượng quy định và được nghiệm thu theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT.

Đối tượng được hỗ trợ

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung cây lâm nghiệp

Đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo tại các xã khu vực II, khu vực III thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT

Tiêu chí được hỗ trợ

Thuộc đối tượng theo quy định; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp; thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và được nghiệm thu kết quả.

Thuộc các đối tượng theo quy định; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp; thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt và được nghiệm thu kết quả

Mức hỗ trợ

Áp dụng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg

Áp dụng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Quyết định

38/2016/QĐ-TTg

Phương thức hỗ trợ

Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên của đối tượng quy định và được nghiệm thu theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT.

Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung cây lâm nghiệp của đối tượng quy định và được nghiệm thu theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT

Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ quy định tại Điều 19 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT, Chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo Tiểu dự án 1 - Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, thuộc Dự án 3 - Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

- Đối tượng khoanh nuôi: Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung đáp ứng các tiêu chí theo Điều 5 Thông tư 29/2018/TTBNNPNT.

- Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên diện tích đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

- Tiêu chí được hỗ trợ:

+ Thuộc đối tượng nêu trên;

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền;

+ Thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo đúng thiết kế, dự toán được phê duyệt theo quy định tại Thông tư 15/2019/TTBNNPTNT. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; sinh tự nhiên có trồng bổ sung. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT

+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

- Mức hỗ trợ: Theo điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 75/2015/NĐ-CP.

- Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT

Rừng tự nhiên Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Rừng tự nhiên
Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Rừng tự nhiên có bị đóng cửa khi nạn phá rừng trái quy định có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng hay không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị mở cửa rừng tự nhiên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Có những loại rừng tự nhiên nào? Có được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác không?
Pháp luật
Rừng tự nhiên rơi vào trạng thái suy giảm nghiêm trọng về tài nguyên rừng do hoạt động khai thác quá mức có được đóng cửa không?
Pháp luật
Rừng tự nhiên được hiểu như thế nào? Rừng tự nhiên được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào phải cải tạo rừng tự nhiên? Thời điểm nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên sử dụng vốn đầu tư công được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đóng cửa rừng tự nhiên là gì? Trong thời gian đóng cửa rừng tự nhiên thì có được khai thác chính gỗ không?
Pháp luật
Mở cửa rừng tự nhiên là gì? Đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng tự nhiên đúng không?
Pháp luật
Rừng tự nhiên là gì? Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên được cung ứng dịch vụ môi trường rừng gồm những gì?
Pháp luật
Những gia đình nào sẽ được nhà nước giao rừng tự nhiên để quản lý? Ai có thẩm quyền quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng tự nhiên
9,146 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng tự nhiên Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: