Hướng dẫn xuất trình bằng lái xe trên VNeID từ 15/9/2023 thay cho giấy tờ giấy mà người dân cần biết?
Hướng dẫn xuất trình bằng lái xe trên VNeID từ 15/9/2023?
Tải về Hướng dẫn tích hợp bằng lái xe vào VNeID
Các bước xuất trình bằng lái xe trên VNeID như sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào VNeID.
- Bước 2: Chọn “Ví giấy tờ”, sau đó chọn “Xuất trình giấy tờ”.
- Bước 3: Nhập passcode.
- Bước 4: Chọn loại giấy tờ muốn xuất trình là giấy phép lái xe và bấm xác nhận.
Lưu ý: Hệ thống sẽ hiện thị giấy phép lái xe như hình bên dưới trong trường hợp đã tích hợp thành công.
- Bước 5: Xem kết quả
Từ 15/9/2023, được xuất trình bằng lái xe đã tích hợp trên VNeID
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA về các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông như sau:
Nội dung tuần tra, kiểm soát
...
2. Nội dung kiểm soát
a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
...Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ;
Hiện nay, giấy phép lái xe và giấy đăng ký xe đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID.
Căn cứ quy định trên, người dân có thể sử dụng giấy tờ xe tích hợp trên VNeID để xuất trình khi được yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
Hướng dẫn xuất trình bằng lái xe trên VNeID từ ngày 15/9/2023 (Hình từ Internet)
Những giấy tờ CSGT được kiểm tra khi dừng xe
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA thì Cảnh sát giao thông được kiểm tra giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông khi dừng xe, bao gồm:
- Giấy phép lái xe;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
- Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe);
- Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);
- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ).
Các loại bằng lái xe theo quy định hiện hành
Theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
- Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
+ Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
+ Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
+ Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
- Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
+ Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
+ Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
+ Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
+ Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
+ Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
+ Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
+ Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
- Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?