Hướng dẫn xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT 2023 chi tiết nhất? Nguyên tắc xác định hàng hóa được giảm thuế ra sao?
- Chính sách giảm thuế GTGT 8% năm 2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP như thế nào?
- Nguyên tắc xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT ra sao?
- Hướng dẫn xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT 2023 theo mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ?
- Hướng dẫn xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT 2023 theo mã số HS như thế nào?
Chính sách giảm thuế GTGT 8% năm 2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP như thế nào?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
- Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Hướng dẫn xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT 2023 chi tiết nhất? Nguyên tắc xác định hàng hóa được giảm thuế ra sao?
Nguyên tắc xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP, việc xác định đối tượng được giảm thuế GTGT 2023 từ 10% xuống 8% sẽ thực hiện dựa trên một số quy định như sau:
- Việc giảm thuế áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ được nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
- Cơ sở kinh doanh căn cứ vào mã ngành sản phẩm và danh mục mã số HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu) để tra cứu, đối chiếu với Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế hay không.
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT 0%, 5% sẽ không được giảm thuế GTGT.
- Việc giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Riêng đối với mặt hàng than thì chỉ áp dụng đối với khâu khai thác bán ra (bao gồm cả than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra), các khâu khác không được giảm thuế.
Hướng dẫn xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT 2023 theo mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ?
Tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP có quy định cơ sở kinh doanh căn cứ vào mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và danh mục mã số HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu) để tra cứu, đối chiếu với danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình có được giảm thuế hay không.
Cụ thể:
Để xác định hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh có thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT không thì phải xác định được tên và mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ đó.
Theo đó, để xác định được tên và mã hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh thực hiện theo 01 trong 02 cách sau:
Cách 1: Tra cứu danh mục mã ngành nghề kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp cơ sở kinh doanh có thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh), sau đó dựa vào danh mục mã ngành nghề kinh doanh để xác định mã sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ).
Cách 2: Liệt kê các sản phẩm mà thực tế cơ sở mình đang kinh doanh (thực tế nhiều cơ sở vẫn kinh doanh các ngành, nghề chưa được đăng ký kinh doanh).
Căn cứ vào mã ngành nghề nêu trên, cơ sở kinh doanh tìm mã sản phẩm tương ứng tại Quyết định 43/2018/QĐ-TTg, sau đó, đối chiếu với Phụ lục I kèm theo Nghị định 44/2023 (cột từ Cấp 1 đến Cấp 7):
- Nếu nằm trong danh sách các ngành không được giảm thì sẽ xuất hóa đơn với thuế suất thuế GTGT 10%.
- Nếu không nằm trong danh sách không được giảm thì sẽ xuất hóa đơn với thuế suất thuế GTGT 8%.
Lưu ý:
- Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP là một phần của Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2018/QĐ-TTg được chia làm 7 cấp (từ cấp 1 - cấp 7).
- Doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh theo mã cấp 4 căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
=> Ngoài dựa vào mã ngành cấp 4 trên đăng ký kinh doanh để tra cứu thì phải xác định thực tế đang kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nào, sau đó, tra cứu tên hoặc mã sản phẩm/mã HS của hàng hóa, dịch vụ, sau đó đối chiếu với các Phụ lục của Nghị định 44 để xác định sản phẩm đó có được giảm thuế GTGT hay không.
Hướng dẫn xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT 2023 theo mã số HS như thế nào?
Căn cứ vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu (trên tờ khai hải quan), cơ sở kinh doanh đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục kèm theo để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.
Có thể tra cứu mã số HS bằng cách:
Cách 1: Tra cứu tại website của Tổng cục Hải quan hoặc tìm trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC.
Danh mục mã số HS tra cứu từ website Tổng cục Hải quan theo đường link: https://www.customs.gov.vn/ để tra cứu Biểu thuế - Mã HS.
Nhập vào chuỗi mã số để tìm kiếm theo mã số HS (phải nhập tối thiểu 04 chữ số) hoặc từ khóa để tìm kiếm trong mô tả hàng hóa.
Ví dụ, cơ sở kinh doanh muốn nhập khẩu sản phẩm là Đồng (có mã HS là 74010020).
Đối chiếu kết quả với Phụ lục I kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP:
- Trường hợp mặt hàng chi tiết có mã số HS 74010020 => đối chiếu với cột số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định thì mặt hàng này nằm trong danh mục hàng hóa không được giảm ⇒ thuế suất GTGT của mặt hàng này vẫn là 10%.
- Trường hợp mặt hàng chi tiết có mã số HS 74010020 => đối chiếu với cột số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định thì mặt hàng này không nằm trong danh mục hàng hóa không được giảm ⇒ được giảm thuế GTGT còn 8%.
Lưu ý: Nếu mã số HS quy định tại cột 10 chỉ bao gồm Chương 02 chữ số, hoặc nhóm 04 chữ số hoặc 06 chữ số thì các mặt hàng có mã số HS 08 chữ số trong Chương, nhóm đó đều không được giảm thuế GTGT.
>>> Cách xử lý khi được giảm 2% thuế GTGT nhưng đã kê khai hóa đơn 10%?
>>> Hướng dẫn xác định các trường hợp được giảm thuế GTGT 2023 và không giảm thuế GTGT 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy lớp 10?
- Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân đấu tranh giai cấp? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin theo quy định pháp luật?
- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163 thực hiện như thế nào?
- Cách tính năm cá nhân 2025? Hướng dẫn cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Mẫu Kế hoạch xem xét thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất? Thời điểm quyết định kỷ luật đảng viên có hiệu lực?