Hướng dẫn minh chứng sử dụng trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông năm 2023?
- Hướng dẫn minh chứng sử dụng đánh giá phẩm chất nhà giáo năm 2023 ra sao?
- Hướng dẫn minh chứng sử dụng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ năm 2023 ra sao?
- Hướng dẫn minh chứng về Xây dựng môi trường giáo dục năm 2023 ra sao?
- Hướng dẫn minh chứng phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho giáo viên trong năm 2023 ra sao?
- Hướng dẫn minh chứng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục năm 2023 ra sao?
Hướng dẫn minh chứng sử dụng đánh giá phẩm chất nhà giáo năm 2023 ra sao?
>> Xem thêm: Hướng dẫn minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT năm 2024
Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn về minh chứng sử dụng đánh giá phẩm chất nhà giáo năm 2023 như sau:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
Tiêu chí | Mức độ đạt được của tiêu chí | Ví dụ về minh chứng |
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo | Đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo | - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/kết luận của các đợt thanh tra, kiểm tra (nếu có)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận về việc giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định dạy thêm, học thêm...; - hoặc bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú ghi nhận giáo viên có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt (nếu là đảng viên); - hoặc biên bản họp cha mẹ học sinh ghi nhận giáo viên nghiêm túc, đối xử đúng mực đối với học sinh. |
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo | Khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo | - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú (nếu là đảng viên) ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định dạy thêm, học thêm và có tinh thần tự học, tự rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; - hoặc công văn cử giáo viên/quyết định phân công/hình ảnh giáo viên xuống tận các thôn, bản, nhà học sinh để động viên cha mẹ học sinh cho các em đến trường. |
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo | Tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo | - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua (nếu có); - Thư cảm ơn, khen ngợi của cha mẹ học sinh/đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/các tổ chức cá nhân phản ảnh tích cực về giáo viên có phẩm chất đạo đức mẫu mực; hoặc giáo viên báo cáo chuyên đề/ý kiến trao đổi, thảo luận trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/nhà trường về những kinh nghiệm trong rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức; - hoặc hình ảnh, tấm gương giáo viên cùng nhà trường vượt qua những khó khăn (do thiên tai, bão lũ...) để thực hiện mục tiêu và kế hoạch dạy học. |
Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo | Đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông | - Không mặc trang phục hoặc có lời nói phản cảm, không làm các việc vi phạm đạo đức nhà giáo; - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/kết quả thực hiện nề nếp ra vào lớp, tiến độ thực hiện công việc... ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc dạy học, giáo dục. |
Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo | Khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh | - Không mặc trang phục hoặc có lời nói phản cảm, không làm các việc vi phạm đạo đức nhà giáo; - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/cha mẹ học sinh/kết quả thực hiện nề nếp ra vào lớp, tiến độ thực hiện công việc... ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc dạy học, giáo dục và có ý thức rèn luyện, phấn đấu xây dựng tác phong làm việc mẫu mực, khoa học, tác động tích cực tới học sinh lớp dạy học/chủ nhiệm; hoặc kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ. |
Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo | Tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo | - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua; - Giấy khen/biên bản họp/ý kiến ghi nhận của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ học sinh về việc giáo viên có phong cách mẫu mực trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ/vượt mục tiêu đề ra; hoặc giáo viên có ý kiến chia sẻ tại buổi họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường về kinh nghiệm, biện pháp, cách thức tạo dựng phong cách nhà giáo phù hợp tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương và quy định của ngành. |
Hướng dẫn minh chứng sử dụng trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông năm 2023? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn minh chứng sử dụng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ năm 2023 ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn về minh chứng sử dụng đánh giá Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên như sau:
Tiêu chí | Mức độ đạt được của tiêu chí | Ví dụ về minh chứng |
Phát triển chuyên môn bản thân | Đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân | - Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo đối với từng cấp học theo quy định; - Các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo quy định. |
Phát triển chuyên môn bản thân | Khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân | - Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo đối với từng cấp học và các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định; - Kế hoạch cá nhân hàng năm về bồi dưỡng thường xuyên thể hiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp với các hình thức, phương pháp lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng. Phát triển chuyên môn bản thân |
Phát triển chuyên môn bản thân | Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục | - Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo đối với từng cấp học và các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định/kế hoạch cá nhân hằng năm về bồi dưỡng thường xuyên thể hiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp với các hình thức, phương pháp lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng; - Biên bản dự giờ chuyên đề/ý kiến trao đổi/đề xuất/biện pháp/giải pháp/sáng kiến triển khai thực hiện nhiệm vụ và phát triển chuyên môn trong nhà trường/theo yêu cầu của phòng GDĐT/Sở GDĐT được ghi nhận. |
Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | Đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng.../biên bản kiểm tra của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu ghi nhận việc thực hiện dạy học và giáo dục theo đúng kế hoạch. |
Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | Khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương | - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng.../biên bản kiểm tra của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu ghi nhận việc điều chỉnh kế hoạch/có biện pháp/giải pháp đổi mới, sáng tạo, điều chỉnh thực hiện công việc theo kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ trong năm học. |
Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra trong năm học; - Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường (hoặc ý kiến ghi nhận từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên) ghi nhận về việc giáo viên có ý kiến trao đổi, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, đề xuất biện pháp xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch dạy học, giáo dục; hoặc giáo viên thực hiện báo cáo chuyên đề/có ý kiến chia sẻ, hướng dẫn cách thức, biện pháp xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục phù hợp với yêu cầu môn học, kế hoạch của nhà trường và phù hợp với tình hình học tập, rèn luyện của học sinh. |
Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực | Đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp dạy học và giáo dục được áp dụng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; - Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trở lên/biên bản sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề, mong đó ghi nhận giáo viên áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. |
Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực | Khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế | - Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại khá trở lên/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ học sinh, trong đó ghi nhận giáo viên đã vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực |
Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực | Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | - Phiếu dự giờ được đánh giá và loại tốt (giỏi), trong đó ghi nhận giáo viên đã vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học, của nhà trường; - Kết quả học tập của học sinh được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra; - Biên bản các cuộc họp/sinh hoạt chuyên môn ghi nhận việc giáo viên có trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; hoặc báo cáo chuyên đề về biện pháp/giải pháp liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học được nhà trường/phòng GDĐT/Sở GDĐT xác nhận; hoặc bằng khen/giấy khen giáo viên dạy giỏi |
Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | Đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp kiểm tra đánh giá được sử dụng đảm bảo vì sự tiến bộ của học sinh và theo đúng quy định được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; - Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trong đó ghi nhận việc sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo đúng quy định. |
Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | Khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | - Phiếu dự giờ đánh giá và xếp loại khá trở lên/ý kiến ghi nhận, đánh giá của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu, trong đó thể hiện được rõ việc vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo đúng quy định và theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ. |
Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh | - Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại mức tốt (giỏi); - Kết quả học tập cuối năm của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra; hoặc biên bản họp cha mẹ học sinh ghi nhận kết quả tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện; - Giáo viên có ý kiến/báo cáo đề xuất, giới thiệu, chia sẻ các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường. |
Tư vấn và hỗ trợ học sinh | Đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục thể hiện được lồng ghép nội dung, phương pháp, hình thức tư vấn, hỗ trợ phù hợp với học sinh, có tác động tích cực tới học sinh trong hoạt động học tập, rèn luyện được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua - Phiếu dự giờ/tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp/tiết chuyên đề/tiết sinh hoạt lớp được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trở lên, trong đó ghi nhận thực hiện biện pháp được áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh. Tư vấn và hỗ trợ học sinh |
Tư vấn và hỗ trợ học sinh | Khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục | - Phiếu dự giờ/tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp/tiết sinh hoạt lớp được xếp loại khá trở lên hoặc biên bản họp cha mẹ học sinh trong đó ghi nhận giáo viên thực hiện được các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh có sự tiến bộ và kết quả học tập, rèn luyện học sinh hòa nhập có sự tiến bộ (nếu có); hoặc kết quả vận động học sinh dân tộc thiểu số đến lớp (nếu có). |
Tư vấn và hỗ trợ học sinh | Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục | - Phiếu dự giờ/tiết dạy chuyên đề/tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp/tiết sinh hoạt lớp được đánh giá và xếp loại tốt (giỏi) trong đó ghi nhận kết quả thực hiện được các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt vượt mục tiêu và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh hòa nhập có sự tiến bộ (nếu có), hoặc kết quả vận động học sinh dân tộc thiểu số đến lớp (nếu có); - Ý kiến trao đổi/báo cáo chuyên đề/danh mục đề tài, sáng kiến giáo viên có tham gia trong đó có đề xuất các biện pháp tư vấn tâm lí, tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ học sinh được thực hiện có hiệu quả được nhà trường, cơ quan quản lý cấp trên xác nhận; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên có ý kiến trao đổi, đề xuất, chia sẻ kinh nghiệm duy trì sĩ số/vận động học sinh dân tộc thiểu, vùng khó khăn đến lớp. |
Hướng dẫn minh chứng về Xây dựng môi trường giáo dục năm 2023 ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn về minh chứng sử dụng xây dựng môi trường giáo dục năm 2023 như sau:
Hướng dẫn minh chứng phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho giáo viên trong năm 2023 ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn minh chứng phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho giáo viên trong năm 2023 như sau:
Hướng dẫn minh chứng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục năm 2023 ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn minh chứng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng theo nghị định 73 cho cán bộ công chức viên chức dựa theo thành tích công tác đột xuất không?
- Người lao động theo HĐLĐ có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y không? Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề y được tính như thế nào?
- Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam theo Hướng dẫn 175?
- Mùng 1 2 3 Tết làm gì để hanh thông cả năm 2025? Mùng 1 Tết, Mùng 2 Tết, Mùng 3 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch?
- Tin nhắn chúc Tết 2025 Ất Tỵ hay và ý nghĩa? Tin nhắn chúc mừng năm mới 2025 đồng nghiệp, bạn bè, khách hàng, thầy cô?