Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót đã được điều chỉnh sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì xử lý như thế nào?

Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh sau đó lại phát hiện hóa đơn có sai sót thì xử lý như thế nào? - Câu hỏi của anh Tuấn (Hải Dương)

Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì xử lý như thế nào?

Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định như sau:

Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp
1. Đối với hóa đơn điện tử:
...
c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;

Như vậy, trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế mà sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.

Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót đã được điều chỉnh sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì xử lý như thế nào?

Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót đã được điều chỉnh sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì xử lý như thế nào?

Hướng dẫn điều chỉnh khi hóa đơn đã gửi cho người mua có sai sót như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn đã gửi cho người mua có sai sót như sau:

Xử lý hóa đơn có sai sót
...
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
...
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Theo đó, khi hóa đơn có sai mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã sai sót hoặc lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Doanh nghiệp phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện.

Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;

- Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

- Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

- Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hóa đơn điện tử Tải về trọn bộ các văn bản Hóa đơn điện tử hiện hành
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn hợp lệ khi đảm bảo được các điều kiện gì?
Pháp luật
Hóa đơn điện tử có phải là hóa đơn giá trị gia tăng không? Cần phải cung cấp những thông tin gì cho người bán hàng để lập hóa đơn điện tử?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh điện lực có được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn về việc xuất hóa đơn khi nhận hàng trả lại theo Công văn 1234/CTTNI-TTHT của cơ quan thuế?
Pháp luật
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu có bắt buộc phải lưu trữ hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh?
Pháp luật
Trên hóa đơn điện tử có được viết tắt tên, địa chỉ người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế hay không?
Pháp luật
Cây xăng có phải xuất hóa đơn xăng dầu sau từng lần bán? Hóa đơn có cần mã số thuế của người mua?
Pháp luật
Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần phải ghi chi tiết những món ăn và thuế suất liên quan hay không?
Pháp luật
Cơ quan thuế báo cáo về việc công ty xuất hóa đơn 34000 tỷ thế nào? Đề nghị sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 80/2021/TT-BTC?
Pháp luật
Lập hóa đơn điều chỉnh giảm thì nội dung hóa đơn có được ghi số âm không? Cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hóa đơn điện tử
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,136 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hóa đơn điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào