Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những gì?
- Cơ quan nào có nhiệm vụ tiếp nhận văn bản thông báo về tình hình tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
- Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những gì?
- Trong Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có những nội dung gì?
Cơ quan nào có nhiệm vụ tiếp nhận văn bản thông báo về tình hình tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Cung cấp thông tin về việc thực hiện giám định tư pháp
1. Định kỳ trước ngày 25 của tháng cuối cùng hằng quý, tổ chức được trưng cầu hoặc có cá nhân được trưng cầu giám định có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về tình hình tiếp nhận và thực hiện giám định trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Vụ Pháp chế tiếp nhận, tổng hợp văn bản thông báo của tổ chức thực hiện giám định thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, tổng hợp văn bản thông báo của tổ chức thực hiện giám định ở địa phương.
3. Văn bản thông báo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này bằng một trong các phương thức sau: Gửi trực tiếp; Gửi qua dịch vụ bưu chính; Gửi qua Fax; Gửi qua hệ thống thư điện tử; Gửi qua hệ thống phần mềm chuyên dùng.
Như vậy theo quy định trên nhiệm vụ tiếp nhận văn bản thông báo về tình hình tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp văn bản thông báo của tổ chức thực hiện giám định thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp văn bản thông báo của tổ chức thực hiện giám định ở địa phương.
Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm các tài liệu chính sau đây:
- Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có).
- Văn bản phân công, cử, giới thiệu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp; Quyết định thành lập Hội đồng giám định; c) Đề cương giám định (nếu có).
- Kết luận giám định tư pháp.
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định; e) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có); Bản ảnh giám định (nếu có); g) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có).
- Các biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, tài liệu, đồ vật, kết luận giám định (nếu có).
- Tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có).
Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Trong Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Chuẩn bị giám định tư pháp
1. Người thực hiện giám định nghiên cứu nội dung quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu để yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu cần thiết, còn thiếu phục vụ việc giám định theo nội dung yêu cầu giám định.
2. Trong trường hợp cần thiết, người thực hiện giám định lập đề cương giám định, gửi người trưng cầu để thống nhất việc thực hiện giám định. Đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng và phạm vi giám định; thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;
b) Danh sách người thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm của các cá nhân thực hiện giám định;
c) Xác định phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng;
d) Xác định việc khảo sát đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ việc giám định;
đ) Dự kiến danh mục phòng thí nghiệm, phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có);
e) Dự kiến chi phí thực hiện giám định; kinh phí tạm ứng, thời hạn tạm ứng;
g) Các điều kiện khác để thực hiện giám định.
3. Trong trường hợp có nhu cầu tạm ứng chi phí giám định, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định gửi đề nghị tạm ứng chi phí giám định đến cơ quan trưng cầu. Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm xem xét vàthực hiện việc tạm ứng theo đề nghị cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.
Như vậy theo quy định trên trong Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có những nội dung sau:
- Đối tượng và phạm vi giám định; thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định.
- Danh sách người thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm của các cá nhân thực hiện giám định.
- Xác định phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng.
- Xác định việc khảo sát đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ việc giám định.
- Dự kiến danh mục phòng thí nghiệm, phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có).
- Dự kiến chi phí thực hiện giám định; kinh phí tạm ứng, thời hạn tạm ứng.
- Các điều kiện khác để thực hiện giám định.
Thông tư 20/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại hội nghị viên chức 2025? Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại hội nghị viên chức trường học?
- Hợp đồng lao động phải thể hiện được những nội dung gì? Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác thì phải đảm bảo điều gì?
- Ban trù bị là gì? Ban trù bị thực hiện công việc gì? Ban trù bị phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
- Đối tượng nào được ưu tiên xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền?
- Điều kiện về tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy phép là gì?