Hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì? chị Y.N - Hà Nội.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?

Tại Điều 5 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg có quy định về hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp như sau:

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

(1) Hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gồm:

- Công văn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

- Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

- Bản chính hoặc bản sao kết quả xét nghiệm HIV âm tính;

- Bản chính hoặc bản sao kết quả xét nghiệm HIV dương tính của nguồn gây phơi nhiễm HIV (nếu có).

(2) Hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, gồm:

- Công văn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

- Bản chính hoặc bản sao một trong các giấy tờ sau: kết quả xét nghiệm HIV dương tính, tóm tắt hồ sơ bệnh án của người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp?

Tại Điều 4 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg quy định cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp:

- Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

- Bộ Quốc phòng cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

- Bộ Công an cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý và các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành khác trừ các trường hợp nêu trên.

Như vậy, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được thực hiện theo nội dung trên.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV bao gồm những bước nào?

Tại Điều 6 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg quy định về trình tự cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp như sau:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ quan quản lý) gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quy định tại Điều 4 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg.

+ Qua đường bưu chính.

+ Trên môi trường điện tử.

- Trình tự kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo quy định tại Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2023/QĐ-TTg.

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do và hướng dẫn cho cơ quan quản lý bổ sung hồ sơ.

Điều kiện xác định người bị phơi nhiễm, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp bao gồm những điều kiện nào?

* Người được xác định bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau (Điều 2 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg)

- Khi đang thi hành nhiệm vụ bị một trong các tai nạn sau:

+ Bị máu, chế phẩm máu hoặc dịch cơ thể người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương.

+ Bị máu, chế phẩm máu hoặc dịch cơ thể người không xác định được tình trạng nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương.

- Có kết quả xét nghiệm HIV âm tính do cơ sở xét nghiệm theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thực hiện. Mẫu máu sử dụng xét nghiệm HIV phải lấy từ người bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong thời gian 72 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg.

Người được xác định bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau (Điều 3 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg)

- Bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

- Có kết quả xét nghiệm HIV dương tính do cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định HIV dương tính thực hiện. Mẫu máu sử dụng xét nghiệm phải lấy từ người bị phơi nhiễm với HIV tại thời điểm từ đủ 30 ngày đến trước 180 ngày kể từ thời điểm bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

*Lưu ý: Quyết định 24/2023/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2023.

HIV/AIDS
Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2024 ra sao? Mục tiêu phòng chống HIV/AIDS năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV bị cha mẹ bỏ rơi có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Bắt buộc đưa người đi xét nghiệm HIV được pháp luật quy định như thế nào? Nếu vi phạm về xét nghiệm HIV thì xử phạt ra sao?
Pháp luật
Công ty có được quyền yêu cầu xét nghiệm HIV khi người lao động (NLĐ) khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV tại cơ sở y tế cần đáp ứng những yêu cầu gì? Đóng gói mẫu bệnh phẩm để vận chuyển như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào?
Pháp luật
Việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
1,100 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào