Dự kiến điều kiện để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước được phép vay vốn nước ngoài như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Thông tư này sẽ thay thế Thông tư 12 với các điều kiện vay vốn nước ngoài chặt chẽ hơn. Theo đó quy định cụ thể về điều kiện để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước được phép vay vốn nước ngoài.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước vay nước ngoài với mục đích gì?
Căn cứ Điều 12 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định mục đích vay nước ngoài như sau:
- Bên đi vay được phép vay nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
+ Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh hợp pháp của Bên đi vay;
+ Cơ cấu lại khoản vay nước ngoài hiện hữu của Bên đi vay.
- Bên đi vay phải nêu cụ thể mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài. Việc sử dụng vốn vay nước ngoài của Bên đi vay phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án sử dụng vay vốn nước ngoài.
- Phương án sử dụng vay vốn nước ngoài của Bên đi vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định tại Điều lệ của Bên đi vay và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Dự thảo điều kiện để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước được phép vay vốn nước ngoài?
Giới hạn nguồn vay nước ngoài là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 13 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định như sau:
- Khi vay ngắn hạn nước ngoài, Bên đi vay phải đảm bảo tỷ lệ tối đa tổng dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài (bao gồm cả khoản vay ngắn hạn nước ngoài dự kiến thực hiện) tính trên vốn tự có tại ngày làm việc cuối cùng của năm liền trước thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài theo lộ trình như sau:
+ Trong năm 2023: 25% đối với tổ chức tín dụng và 100% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Từ năm 2014 trở đi: 20% đối với tổ chức tín dụng và 80% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Khi vay trung, dài hạn nước ngoài, Bên đi vay phải đảm bảo tổng mức rút vốn ròng (giá trị rút vốn trừ giá trị trả nợ) của các khoản vay trung dài hạn nước ngoài của Bên đi vay trong năm (bao gồm cả khoản vay trung dài hạn nước ngoài dự kiến thực hiện) tính trên vốn tự có tại ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài tối đa không vượt quá:
+ 10% áp dụng đối với Bên đi vay là ngân hàng thương mại;
+ 50% áp dụng đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng phí ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách.
Tỷ lệ đảm bảo an toàn nợ quốc gia là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 14 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định như sau:
- Khi vay ngắn hạn nước ngoài, Bên đi vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật các Tổ chức tín dụng trong thời gian 3 tháng trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài, trừ trường hợp việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật.
- Khi vay trung dài hạn nước ngoài, Bên đi vay có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật các Tổ chức tín dụng trong thời gian 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài, hồ sơ đăng ký thay đổi tăng kim ngạch vay nước ngoài, trừ các trường hợp sau đây:
+ Việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật;
+ Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài đủ điều kiện được tính vào vốn cấp hai của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và việc thực hiện khoản vay này giúp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn.
Như vậy, để kiểm soát và duy trì các ngưỡng nợ an toàn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước quy định chặt chẽ hơn đối với việc vay vốn nước ngoài của khối tư nhân.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?