Đối tượng nào phải giám sát trọng điểm về HIV? Quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm về HIV ra sao?

Tôi muốn hỏi đối tượng nào phải giám sát trọng điểm? Quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm ra sao? - câu hỏi của chị Ôn Nghi (Quảng Trị)

Có các phương pháp giám sát trọng điểm về HIV nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định có các phương pháp giám sát trọng điểm như sau:

- Giám sát trọng điểm HIV/AIDS;

- Giám sát trọng điểm bệnh giang mai;

- Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép phỏng vấn hành vi.

Trong đó, tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định phương pháp giám sát trọng điểm lồng ghép phỏng vấn hành vi là việc thu thập thông tin về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV bằng các câu hỏi phỏng vấn cho các nhóm đối tượng được lựa chọn của giám sát trọng điểm HIV.

Đồng thời, tại khoản 8 Điều 2 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định phương pháp trọng điểm bệnh giang mai như sau: Giám sát trọng điểm bệnh giang mai là việc thu thập thông tin dịch tễ học, xét nghiệm giang mai trong các nhóm đối tượng được lựa chọn của giám sát trọng điểm HIV.

Đối tượng nào phải giám sát trọng điểm? Quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm ra sao?

Đối tượng nào phải giám sát trọng điểm? Quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm ra sao?

Đối tượng nào phải giám sát trọng điểm về HIV? Quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm về HIV ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định như sau:

Phương pháp giám sát trọng điểm
...
2. Đối tượng giám sát trọng điểm bao gồm:
a) Nam nghiện chích ma túy;
b) Phụ nữ bán dâm:
c) Nam có quan hệ tình dục đồng giới;
d) Nhóm khác: căn cứ vào nguy cơ lây truyền HIV của từng tỉnh để lựa chọn nhóm đối tượng có vai trò làm gia tăng lây truyền HIV tại địa phương, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm này phải ước lượng trên 1% và phải bảo đảm thực hiện giám sát liên tục theo tần suất được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

Theo đó, các đối tượng được quy định như trên phải áp dụng giám sát trong điểm.

Bên cạnh đó, quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm được căn cứ theo Điều 13 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định như sau:

Quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm
1. Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện, Trạm Y tế xã và các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát trọng điểm thực hiện:
a) Tiến hành điều tra, lập khung mẫu cho giám sát trọng điểm;
b) Tiếp cận, mời các đối tượng giám sát trọng điểm;
c) Lấy mẫu, vận chuyển mẫu và thực hiện xét nghiệm;
d) Phỏng vấn đối tượng tham gia giám sát trọng điểm theo phiếu điều tra;
đ) Làm sạch, cập nhật, tổng hợp, phân tích số liệu;
e) Tổng kết, báo cáo kết quả giám sát trọng điểm.
2. Cục Phòng, chống HIV/AIDS chủ trì, phối hợp với các Viện và Bệnh viện Da liễu Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng, cập nhật hướng dẫn quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm.

Theo đó, việc giám sát trọng điểm được thực hiện trên đối tượng và theo quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm như quy định trên.

Tiêu chí lựa chọn đối tượng giám sát trọng điểm về HIV như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định như sau:

Tiêu chí lựa chọn, cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu giám sát trọng điểm
1. Tiêu chí lựa chọn đối tượng giám sát trọng điểm là người đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
a) Nam nghiện chích ma túy có ít nhất một lần tiêm chích ma túy trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;
b) Phụ nữ bán dâm qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc đường hậu môn ít nhất một lần trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;
c) Nam có quan hệ tình dục qua đường hậu môn với nam giới khác trong vòng 12 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;
d) Đối tượng khác có hành vi làm tăng nguy cơ lây truyền HIV trên địa bàn tỉnh và hiện đang cư trú tại tỉnh.
2. Cỡ mẫu giám sát trọng điểm:
a) Nam nghiện chích ma túy: 150-300 mẫu;
b) Phụ nữ bán dâm: 150-300 mẫu;
c) Nam có quan hệ tình dục đồng giới: 150-300 mẫu;
d) Đối tượng khác có hành vi làm tăng nguy cơ lây truyền HIV: 300 mẫu.
3. Phương pháp chọn mẫu thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).

Theo đó, tiêu chí lựa chọn đối tượng giám sát trọng điểm là người đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

- Nam nghiện chích ma túy có ít nhất một lần tiêm chích ma túy trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;

- Phụ nữ bán dâm qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc đường hậu môn ít nhất một lần trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;

- Nam có quan hệ tình dục qua đường hậu môn với nam giới khác trong vòng 12 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;

- Đối tượng khác có hành vi làm tăng nguy cơ lây truyền HIV trên địa bàn tỉnh và hiện đang cư trú tại tỉnh.

Trên địa bàn một tỉnh lựa chọn tối đa bao nhiêu huyện để triển khai giám sát trọng điểm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định như sau:

Tiêu chí lựa chọn địa điểm giám sát trọng điểm
1. Địa điểm giám sát trọng điểm được lựa chọn như sau:
a) Cấp huyện được lựa chọn triển khai giám sát trọng điểm khi có số lượng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này nhiều nhất theo dữ liệu được quản lý hoặc ước tính đối tượng giám sát trọng điểm;
b) Trên địa bàn một tỉnh lựa chọn tối đa không quá 5 huyện được triển khai giám sát trọng điểm.
2. Danh sách tỉnh và đối tượng giám sát trọng điểm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).

Theo đó, Trên địa bàn một tỉnh lựa chọn tối đa không quá 5 huyện được triển khai giám sát trọng điểm.

Thông tư 07/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/6/2023

HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cần đáp ứng điều kiện gì? Phụ nữ mang thai có được chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV hay không?
Pháp luật
Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2024 ra sao? Mục tiêu phòng chống HIV/AIDS năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV bị cha mẹ bỏ rơi có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Bắt buộc đưa người đi xét nghiệm HIV được pháp luật quy định như thế nào? Nếu vi phạm về xét nghiệm HIV thì xử phạt ra sao?
Pháp luật
Công ty có được quyền yêu cầu xét nghiệm HIV khi người lao động (NLĐ) khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV tại cơ sở y tế cần đáp ứng những yêu cầu gì? Đóng gói mẫu bệnh phẩm để vận chuyển như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào?
Pháp luật
Việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,064 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào