Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những nội dung nghiên cứu nào?

Tôi muốn định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những nội dung nghiên cứu nào? - câu hỏi của chú Phát (Sa Đéc)

Mục đích, yêu cầu của Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân là gì?

Tại Mục 1 Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-VKSTC năm 2023 có nêu rõ về mục đích, yêu cầu của Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:

- Phục vụ thiết thực việc triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong ngành kiểm sát nhân dân (gọi tắt là KSND);

- Bám sát Chương trình, Kế hoạch trọng tâm công tác và yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị của ngành KSND trong năm 2024 và những năm tiếp theo;

- Bảo đảm rõ ràng, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; làm cơ sở thực hiện việc đăng ký, xét chọn, xác định danh mục, triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những nội dung nghiên cứu nào?

Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những nội dung nghiên cứu nào?

Những vấn đề chung nào được đề cập đến trong Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân?

Tại tiểu mục 1 Mục 2 Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-VKSTC năm 2023 có nêu rõ về những vấn đề chung nào được đề cập đến trong Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương về cải cách tư pháp nói chung và về VKSND nói riêng trong Văn kiện Đại hội XIII, Nghị quyết số 27, Kế hoạch số 11-KH/TW, ngày 28/11/2022 về thực hiện Nghị quyết số 27 và Kế hoạch số 14;

- Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của VKSND theo phân công, tạo cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới theo Nghị quyết số 27, Kết luận số 19 và Kế hoạch số 81 bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và sự đồng bộ, phù hợp trong đổi mới các cơ quan tư pháp;

- Tiếp tục nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và cơ chế bảo vệ cán bộ của các cơ quan tư pháp trong quá trình thực hiện hoạt động tố tụng.

Những vấn đề cụ thể được đề cập đến trong Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân?

Tại tiểu mục 2 Mục 2 Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-VKSTC năm 2023 có nêu rõ những vấn đề cụ thể được đề cập đến trong Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:

- Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra; tăng cường cơ chế kiểm soát bên trong đối với việc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án, vụ việc liên quan đến hoạt động tài chính, ngân hàng, đất đai, tài sản công, chứng khoán, đấu thầu, đấu giá, giám định, định giá tài sản...;

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về xác định giá trị tài sản bị thiệt hại, thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ;

- Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ, kê biên, phong tỏa, thu hồi tài sản trong quá trình tố tụng;

- Nghiên cứu tăng cường vai trò, trách nhiệm của VKSND trong phòng chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân;

- Nghiên cứu những khía cạnh pháp lý hình sự và giải pháp đấu tranh phòng, chống một số loại tội phạm có diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong xã hội, còn có nhiều vướng mắc, bất cập, chưa thống nhất nhận thức trong áp dụng pháp luật;

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND và mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra VKSND với các đơn vị trong ngành KSND;

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với hoạt động của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự - hành chính; chú trọng đề xuất thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Kiểm sát các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động; kiểm sát thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng;

- Tiếp tục nghiên cứu việc hoàn thiện tổ chức bộ máy của các đơn vị, VKS các cấp bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo quan điểm, chủ trương của Đảng; nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới cơ chế thu hút, tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư pháp trong ngành KSND;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và phục vụ công tác chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới (trọng tâm là nghiên cứu xây dựng hệ thống số hóa và lưu trữ hồ sơ, công tác trợ lý ảo trong cung cấp thông tin, các phần mềm quản lý các lĩnh vực công tác và ứng dụng phòng họp không giấy; các giải pháp triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch chuyển đổi số của ngành KSND);

Nghiên cứu, đổi mới chính sách, chế độ tiền lương và cơ chế bảo đảm hoạt động phù hợp với đặc thù thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong tình hình mới.

Kiểm sát nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Căn cứ vị trí công tác thì công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được phân thành bao nhiêu loại?
Pháp luật
Việc ra quyết định thanh tra đột xuất của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân phải có một trong các căn cứ nào?
Pháp luật
Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền của ngành Kiểm sát nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào? Ban Chỉ đạo này có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những nội dung nghiên cứu nào?
Pháp luật
Hướng dẫn việc thực hiện chữ ký số, xác thực số liệu báo cáo thống kê gửi qua hệ thống truyền số liệu của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm sát nhân dân
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
973 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm sát nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào