Điểm sàn và điểm chuẩn chênh lệch nhau bao nhiêu năm 2022? Điểm chuẩn được xét và công bố như thế nào?
Điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì? Phân tích điểm sàn và điểm chuẩn 2022?
Điểm sàn là mức điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được để các trường Đại học hay Cao đẳng lấy làm cơ sở xét tuyển sinh, để biết mình có đủ điều kiện để đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại học, Cao đẳng đó hay không. Hiểu theo cách khác thí sinh phải có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn mới được xét tuyển NV1 và nộp hồ sơ xét tuyển NV2, NV3.
Điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh.
Theo khoản 8 Điều 2 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định: Tiêu chí xét tuyển là những yếu tố được dùng để xác định điều kiện trúng tuyển của thí sinh, chủ yếu dựa trên thành tích học tập hoặc kết quả thi, đánh giá thí sinh; thông thường được quy thành điểm số để xét tuyển (điểm xét) trong đó có tính cả các điểm ưu tiên.
Như vậy, điểm sàn là một trong những tiêu chí xét tuyển được quy định như trên.
Điểm chuẩn còn được gọi là điểm trúng tuyển (của một nhóm ngành, một ngành, một chương trình đào tạo) là ngưỡng điểm mà những thí sinh (đã đăng ký nguyện vọng vào ngành, chương trình đào tạo đó) có điểm xét bằng hoặc cao hơn sẽ đủ điều kiện trúng tuyển.
Như vậy, điểm sàn là điều kiện tiên quyết để thí sinh xét nguyện vọng vào trường đại học đó thì điểm chuẩn là điểm quyết định thí sinh có đậu vào trường hay không.
Điểm sàn và điểm chuẩn chênh lệch nhau bao nhiêu năm 2022? Điểm chuẩn được xét và công bố như thế nào? (Hình từ internet)
Điểm chuẩn được xét và công bố như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 20 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định:
"Điều 20. Xét tuyển và xử lý nguyện vọng theo kế hoạch chung
...
3. Nguyên tắc xét tuyển
a) Điểm trúng tuyển được xác định để số lượng tuyển được theo từng ngành, chương trình đào tạo phù hợp với số lượng chỉ tiêu đã công bố, nhưng không thấp hơn ngưỡng đầu vào;
b) Đối với một ngành đào tạo (hoặc một chương trình đào tạo) theo một phương thức và tổ hợp môn, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng theo điểm xét không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách, cơ sở đào tạo có thể sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (để xét chọn những thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn);
d) Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên được quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
4. Sau mỗi chu kỳ xét tuyển, cơ sở đào tạo tải lên hệ thống danh sách thí sinh dự kiến đủ điều kiện trúng tuyển các ngành, chương trình đào tạo (theo các phương thức tuyển sinh). Hệ thống xử lý nguyện vọng sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển nhiều nguyện vọng, trả lại danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.
5. Căn cứ kết quả xử lý nguyện vọng, cơ sở đào tạo lặp lại quy trình xét tuyển ở chu kỳ sau, điều chỉnh điểm trúng tuyển cho phù hợp với chỉ tiêu trong thời hạn quy định. Ở chu kỳ cuối, cơ sở đào tạo quyết định điểm trúng tuyển vào các ngành, chương trình đào tạo (theo các phương thức tuyển sinh) và tải lên hệ thống danh sách (chính thức) thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển. Trên cơ sở kết quả xử lý nguyện vọng cuối cùng, cơ sở đào tạo quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển vào các ngành, chương trình đào tạo.
6. Cơ sở đào tạo công bố điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo theo các phương thức tuyển sinh; tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển của cá nhân trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo (hoặc của nhóm cơ sở đào tạo phối hợp xét tuyển)."
Như vậy, điểm chuẩn được xác định dựa trên chỉ tiêu số lượng đầu vào đã được công bố của các trường đại học.
Điểm sàn và điểm chuẩn chênh lệch nhau bao nhiêu năm 2022?
Hầu hết, các trường Đại học, Cao đẳng sẽ có điểm chuẩn xét tuyển cao hơn điểm sàn. Vì vậy, điểm sàn và điểm chuẩn chênh lệch nhau bao nhiêu không thể nói chính xác được.
Vì điểm chuẩn được xác định dựa trên chỉ tiêu số lượng đầu vào đã được công bố của các trường đại học mà dựa vào mức độ cạnh tranh của tuy điểm chuẩn cũng còn phải tùy ngành, có ngành điểm chuẩn cao hơn sàn 6-7 điểm, có ngành điểm chuẩn trường công bố chênh lệch điểm sàn tới 9-10 điểm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường do chỉ tiêu lớn, mức độ cạnh tranh thấp nên điểm chuẩn có thể sẽ bằng điểm sàn.
Theo số liệu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), đến thời điểm 17h00 ngày 13/5/2022 số thí sinh đăng ký dự thi là 1.001.011 thí sinh. Trong đó, số thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến là 934.186 (chiếm 93.32%); số thí sinh đăng ký dự thi trực tiếp là 66.827 (chiếm 6.68%).
Dự đoán so với năm 2021, điểm thi năm 2022 ở một số môn có phần giảm nhẹ vì vậy, điểm chuẩn năm 2022 so với năm 2021 dự kiến sẽ không chênh lệch nhiều và có thể giảm nhẹ ở một số ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?