Dịch vụ công trực tuyến là gì? Dịch vụ công trực tuyến bao gồm các mức độ nào theo quy định hiện hành?

Theo tôi được biết, dịch vụ công trực tuyến hiện đã được áp dụng tại nhiều cơ quan nhà nước. Tôi muốn hỏi, dịch vụ công trực tuyến là gì? Dịch vụ công trực tuyến bao gồm các mức độ nào?

Dịch vụ công trực tuyến là gì và bao gồm các mức độ nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2011/NĐ-CP, định nghĩa dịch vụ công trực tuyến và 4 mức độ của dịch vụ công trực tuyến cụ thể như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
a) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.
b) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
c) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
d) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng."

Tuy nhiên, Nghị định 43/2011/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 42/2022/NĐ-CP.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 42/2022/NĐ-CP, định nghĩa dịch vụ công trực tuyến như sau:

Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Các mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến được quy định khoản 1 Điều 11 Nghị định 42/2022/NĐ-CP:

1. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ như sau:
a) Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
b) Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ công trực tuyến là gì? Dịch vụ công trực tuyến bao gồm các mức độ nào?

Dịch vụ công trực tuyến là gì? Dịch vụ công trực tuyến bao gồm các mức độ nào?

Yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến là gì?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT, dịch vụ công trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể như sau:

"Điều 11. Yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến
1. Các mục hướng dẫn tối thiểu phục vụ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử bao gồm:
a) Mục hướng dẫn thực hiện đối với việc thực hiện một số dịch vụ hành chính công thường gặp để giúp người sử dụng biết được các thủ tục, các bước tiến hành khi muốn thực hiện một công việc;
b) Mục các câu hỏi trường gặp và nội dung trả lời để giúp người sử dụng có thể tự tìm ra giải đáp được các vướng mắc thông thường khi thực hiện thủ tục hành chính, khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
2. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần đạt được các yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Phải tương thích với các trình duyệt Web thông dụng;
b) Dễ dàng tìm thấy dịch vụ: người sử dụng dễ dàng tìm được dịch vụ sau tối đa 03 lần bấm chuột từ trang chủ của cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến; dễ dàng tìm được dịch vụ bằng các công cụ tìm kiếm phổ biến;
c) Có cơ chế hướng dẫn, tự động khai báo thông tin: hỗ trợ tự động điền các thông tin của người sử dụng nếu các thông tin đó đã được người sử dụng cung cấp khi đăng ký tài khoản hoặc trong lần sử dụng dịch vụ trước, thông tin của cơ quan nhà nước đã có trong cơ sở dữ liệu của hệ thống dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ việc điền, kiểm tra thông tin theo các định dạng quy định sẵn; có giải thích chi tiết về thông tin cần nhập (đối với các thông tin có yêu cầu riêng, mang tính chất chuyên ngành);
d) Có chức năng để người sử dụng đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ sau khi sử dụng (sau đây gọi tắt là chức năng đánh giá);
đ) Bảo đảm thời gian xử lý, trao đổi dữ liệu nhanh: trong trường hợp hệ thống biết rõ thời gian xử lý, trao đổi dữ liệu lâu hơn 10 giây cần cung cấp thông báo thể hiện tỷ lệ phần trăm hoàn thành việc xử lý;
e) Bảo đảm hoạt động ổn định: các dịch vụ công trực tuyến phải hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày; bảo đảm dịch vụ được kiểm tra lỗi đầy đủ trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế tối đa lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng; khi bảo trì, nâng cấp dịch vụ cần thông báo thông tin về việc bảo trì, nâng cấp và thời gian dự kiến hoạt động trở lại trên cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến trước ít nhất 01 ngày làm việc;
g) Có địa chỉ thư điện tử để tiếp nhận góp ý của người sử dụng.
3. Cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải có chức năng thống kê kết quả giải quyết hồ sơ của các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Mỗi dịch vụ phải thông báo các số liệu thống kê tối thiểu từ đầu năm tới thời điểm hiện tại như sau:
a) Số lượng hồ sơ trực tuyến đã tiếp nhận;
b) Số lượng hồ sơ trực tuyến đã giải quyết;
c) Tỉ lệ hồ sơ trực tuyến được giải quyết đúng hạn;
d) Tổng số hồ sơ đã tiếp nhận qua hình thức trực tuyến và không trực tuyến;
đ) Số liệu về mức độ hài lòng của người sử dụng đối với dịch vụ theo từng nội dung đánh giá quy định tại Điều 12 Thông tư này."

Yêu cầu đối với các mức độ của dịch vụ công trực tuyến là gì?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT, từng mức độ của dịch vụ công trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

(1) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 phải cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản sau:

- Tên thủ tục hành chính;

- Trình tự thực hiện;

- Cách thức thực hiện;

- Thành phần, số lượng hồ sơ;

- Thời hạn giải quyết;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: ghi rõ kết quả cuối cùng của việc thực hiện thủ tục hành chính;

- Thông tin nếu có về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính, yêu cầu, điều kiện, phí, lệ phí;

- Hình thức nhận hồ sơ, trả kết quả (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua môi trường mạng);

- Văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về thủ tục hành chính, quyết định công bố thủ tục hành chính.

(2) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản như dịch vụ công trực tuyến mức độ 1;

- Cung cấp đầy đủ các biểu mẫu điện tử không tương tác và cho phép người sử dụng tải về để khai báo sử dụng;

- Hồ sơ in từ biểu mẫu điện tử không tương tác sau khi khai báo theo quy định được chấp nhận như đối với hồ sơ khai báo trên các biểu mẫu giấy thông thường.

(3) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 2;

- Các biểu mẫu của dịch vụ được cung cấp đầy đủ dưới dạng biểu mẫu điện tử tương tác để người sử dụng thực hiện được việc khai báo thông tin, cung cấp các tài liệu liên quan (nếu có) dưới dạng tệp tin điện tử đính kèm và gửi hồ sơ trực tuyến tới cơ quan cung cấp dịch vụ;

- Hồ sơ hành chính điện tử được sắp xếp, tổ chức, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng dịch vụ công trực tuyến để bảo đảm khả năng xử lý, tra cứu, thống kê, tổng hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu của các hệ thống ứng dụng liên quan;

- Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng;

- Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.

(4) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3;

- Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến để người sử dụng thực hiện được ngay việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) qua môi trường mạng;

- Việc trả kết quả cho người sử dụng có thể được thực hiện trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp. Kết quả dưới dạng điện tử của dịch vụ công trực tuyến có giá trị pháp lý như đối với kết quả truyền thống theo quy định về kết quả điện tử của cơ quan chuyên ngành. Việc trả kết quả trực tuyến được thực hiện theo sự thống nhất của người sử dụng và cơ quan cung cấp dịch vụ qua một hoặc nhiều hình thức sau: thông báo trên cổng thông tin điện tử có dịch vụ công trực tuyến; gửi qua chức năng trả kết quả của dịch vụ công trực tuyến; gửi qua thư điện tử của người sử dụng. Khuyến khích gửi kết quả qua các kênh giao tiếp điện tử khác như: tin nhắn trên điện thoại di động, dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng.

Dịch vụ công
Dịch vụ công trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dịch vụ công được hiểu như thế nào? Danh mục sản phẩm, dịch vụ công sẽ bao gồm những danh mục nào?
Pháp luật
Có những nguyên tắc cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Danh mục những dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia trong Quý I 2024?
Pháp luật
25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 sẽ bắt buộc phải được số hóa kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022?
Pháp luật
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục online khi đăng ký biến động về sổ đỏ, sổ hồng do thay đổi thông tin người đứng tên?
Pháp luật
Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch đủ điều kiện cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình năm 2023?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến về môi trường bao gồm những gì? Trách nhiệm cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Đến năm 2025, 100% các thủ tục quá cảnh và nhập cảnh được thực hiện dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4?
Pháp luật
Sẽ có Thông tư giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo hướng ưu đãi cho người dân, doanh nghiệp?
Pháp luật
Dịch vụ công thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch: Tái cấu trúc quy trình đăng ký kết hôn trực tuyến thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ công
35,194 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ công Dịch vụ công trực tuyến
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: