Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào?

Cho tôi hỏi: Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào? Câu hỏi của chị Vân đến từ Bến Tre.

Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:

Đất dành cho đường sắt
1. Đất dành cho đường sắt bao gồm:
a) Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt;
b) Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
c) Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Việc sử dụng đất dành cho đường sắt được quy định như sau:
a) Đất dành cho đường sắt được dùng để xây dựng công trình đường sắt và bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Trường hợp đất dành cho đường sắt phải sử dụng kết hợp để xây dựng công trình thiết yếu phục vụ quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội không thể bố trí ngoài phạm vi đất này thì không được làm ảnh hưởng đến công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt và khi thực hiện phải được cấp phép theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
c) Tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sử dụng, khai thác đất dành cho đường sắt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật.
3. Quản lý đất dành cho đường sắt được quy định như sau:
a) Việc quản lý đất dành cho đường sắt do cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Cơ quan quản lý nhà nước quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được giao quản lý đất dùng để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; quản lý việc sử dụng đất dành cho đường sắt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Ủy ban nhân dân các cấp quản lý đất dành cho đường sắt đã được quy hoạch, đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt;
d) Đất dành cho đường sắt trong phạm vi đất cảng hàng không, sân bay dân dụng, cảng biển được quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy theo quy định trên đất dành cho đường sắt bao gồm:

- Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt.

- Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

- Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào?

Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào? (Hình từ Internet)

Không được sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt
1. Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Tập kết tạm vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công công trình đường sắt nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tầm nhìn cho người tham gia giao thông, an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ;
b) Xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội trong vùng kiểm soát xây dựng công trình khác của công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 của Nghị định này nếu không thể bố trí công trình này nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị. Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình thiết yếu phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ, bảo đảm an toàn công trình và an toàn giao thông vận tải đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện.
2. Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt được tạm thời sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, được trồng cây thấp dưới 1,5 mét nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác.
3. Trong khu vực ga, nhà ga đường sắt, việc lắp đặt biển quảng cáo thương mại, biển tuyên truyền an toàn giao thông phải tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo và không làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường sắt, an toàn chạy tàu.
4. Không được sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt trong các trường hợp sau:
a) Xây dựng các công trình kiến trúc, trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt;
b) Xây dựng các công trình không liên quan đến công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị trong vùng không được xây dựng công trình khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.

Như vậy theo quy định trên không được sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt trong các trường hợp sau:

- Xây dựng các công trình kiến trúc, trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Xây dựng các công trình không liên quan đến công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị trong vùng không được xây dựng công trình khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 56/2018/NĐ-CP.

Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào?

Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định như sau:

- Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt phải được xác định cụ thể ranh giới theo tọa độ và được cập nhật, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của địa phương nơi có đường sắt đi qua.

- Cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp xác định ranh giới đất dành cho đường sắt.

- Việc lập, trình phê duyệt, tổ chức cắm và quản lý mốc giới đất dành cho đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Việc xác định mốc giới đất dành cho đường sắt tại thực địa thực hiện phù hợp với khả năng bố trí ngân sách nhà nước và theo thứ tự ưu tiên sau:

+ Khu vực đô thị.

+ Khu vực dân cư.

+ Khu vực còn lại.

Đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt trong thời gian nào?
Pháp luật
Khổ đường sắt là gì? Tiêu chuẩn khổ đường sắt theo quy định của pháp luật là bao nhiêu milimet?
Pháp luật
Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý đường ngang trong phạm vi đường sắt quốc gia bao gồm những gì? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đường ngang?
Pháp luật
Đặt hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ ở những vị trí nào? Đặt tín hiệu ngăn đường sắt ở vị trí nào?
Pháp luật
Cục Đường sắt Việt Nam có được tham gia với Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với phương tiện giao thông đường sắt không?
Pháp luật
Sửa nhà trên nguyên trạng đối với diện tích nằm trong hành lang an toàn đường sắt có cần cấp giấy phép xây dựng (GPXD) không?
Pháp luật
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm những chức danh nào? Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Phần đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường sắt có quy định pháp luật nào cấm xây dựng không?
Pháp luật
Ông hàng xóm tự mở đường để thông qua đường sắt có bị xử phạt không? Mức xử phạt là bao nhiêu? Công trình đường sắt được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường sắt
2,362 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: