Chế độ, chính sách của người tham gia thi hành án tử hình là gì? Trang thiết bị, phương tiện nào cần thiết để thi hành án tử hình?
Chế độ, chính sách đối với người tham gia thi hành án tử hình như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với người tham gia thi hành án tử hình như sau:
- Người tham gia Đội thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng ba lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người và nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
- Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ quản giáo, người ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, phiên dịch, thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, mai táng tử thi được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
- Người tham gia bảo đảm an ninh, trật tự; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Điều tra viên được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
Theo đó, người tham gia đội thi hành án tử hình sẽ được hỗ trợ tiền bồi dưỡng và được nghỉ dưỡng theo quy định nêu trên.
Chế độ, chính sách của người tham gia thi hành án tử hình là gì? Trang thiết bị, phương tiện nào cần thiết để thi hành án tử hình? (Hình từ Internet)
Những trang thiết bị, phương tiện nào cần thiết cho hoạt động thi hành án tử hình?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình
1. Cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho thi hành án tử hình:
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ vào tình hình thực tiễn để đầu tư xây dựng nhà thi hành án tử hình và phòng làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình tại Công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân khu để bảo đảm phục vụ công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
2. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;
b) Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;
c) Máy kiểm tra nhịp đập của tim;
d) Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;
đ) Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.
Như vậy theo quy định trên những trang thiết bị, phương tiện cần thiết cho hoạt động thi hành án tử hình bao gồm:
- Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án.
- Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển.
- Máy kiểm tra nhịp đập của tim.
- Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án.
- Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.
Trách nhiệm của Bộ Y tế trong hoạt động thi hành án tử hình là gì?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định trong hoạt động thi hành án tử hình Bộ Y tế có trách nhiệm như sau:
- Bảo đảm nguồn cung ứng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình theo kế hoạch dự trù thuốc hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; hướng dẫn bảo quản, sử dụng các loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình; chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành danh mục thuốc, liều lượng thuốc sử dụng, quy trình sử dụng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình.
- Chỉ đạo các cơ quan nghiệp vụ, bệnh viện, cơ sở đào tạo y tế phối hợp với Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam của Bộ Công an, Cơ quan thi hành án hình sự của Bộ Quốc phòng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành y tế có liên quan đến việc thi hành án tử hình cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.
- Chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với tử thi, tro cốt, hài cốt người đã bị thi hành án tử hình (nếu cần).
- Chỉ đạo các bệnh viện thuộc ngành y tế:
+ Cử bác sĩ hỗ trợ cán bộ thi hành án xác định tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình.
+ Tiếp nhận, bảo quản tử thi người bị thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự chuyển đến.
Trách nhiệm của Bộ Công an trong hoạt động thi hành án tử hình là gì?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định trong hoạt động thi hành án tử hình Bộ Công an có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án tử hình.
- Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng bảo đảm công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc cho các đối tượng bị kết án tử hình do Bộ Quốc phòng quản lý.
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật về thi hành án tử hình.
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.
- Lập dự toán kinh phí để đảm bảo cho công tác thi hành án tử hình trong Công an nhân dân.
- Chỉ đạo Công an các cấp thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và tổng kết về thi hành án tử hình.
- Tổng kết, báo cáo, thống kê nhà nước về thi hành án tử hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xác định tiền trúng đấu giá của từng người trúng đấu giá tại từng băng tần từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
- Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 2 là gì? Chứng chỉ năng lực của tổ chức này có hiệu lực bao lâu?
- Sử dụng Google map khi đi xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy trừ bao nhiêu điểm?
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 1 được cấp cho cá nhân đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Sử dụng giấy phép lái xe ô tô hết điểm bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe ô tô hết điểm theo Nghị định 168/2024?