Cần gì để trở thành một người làm công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật? Người làm công tác kiểm toán nội bộ cần tuân thủ nguyên tắc nào?

Tôi không biết những điều kiện gì để trở thành một người làm công tác kiểm toán nội bộ cũng như là những nguyên tắc nào người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật? Tôi công tác bên ngành tài chính đã lâu nên tôi có dự định làm bên kiểm toán nội bộ để tăng kiến thức kinh nghiệm lên. Xin cám ơn!

Kiểm toán nội bộ là gì? Người làm công tác kiểm toán nội bộ là ai?

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 66/2020/TT-BTC thì kiểm toán nội bộ được hiểu như sau:

“1. Kiểm toán nội bộ: Là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.”

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ định nghĩa người làm công tác kiểm toán nội bộ như sau:

“2. Người làm công tác kiểm toán nội bộ: Là người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị.”

Các tiêu chuẩn nào để trở thành một người làm công tác kiểm toán nội bộ?

Các tiêu chuẩn để trở thành một người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ như sau:

- Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.

- Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.

- Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.

- Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.

- Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.

Cần gì để trở thành một người kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật?

Cần gì để trở thành một người kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật?

Các nguyên tắc nào mà một người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải tuân theo?

Khi làm kiểm toán nội bộ, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ. Các nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Điều5, 6 và Điều 7 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

1. Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.

2. Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

3. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.

Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

1. Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có thái độ công bằng, khách quan, không định kiến. Người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của mình liên quan đến công việc kiểm toán nội bộ được giao.

2. Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính độc lập và khách quan. Trường hợp tính độc lập hoặc khách quan bị ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp hoặc phải báo cáo cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này hoặc người được ủy quyền của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

3. Trong công tác kiểm toán nội bộ, đơn vị phải thực hiện quy định dưới đây nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan, ngăn ngừa sự thiếu công bằng, định kiến và xung đột lợi ích:

- Người làm công tác kiểm toán nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đó;

- Người làm công tác kiểm toán nội bộ không có những xung đột về quyền và lợi ích kinh tế với đơn vị, bộ phận được kiểm toán; người làm công tác kiểm toán nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị, bộ phận mà người điều hành đơn vị, bộ phận đó là người có liên quan của mình;

- Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà mình chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó;

- Đơn vị phải có biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của công tác kiểm toán nội bộ ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị, bộ phận được kiểm toán và trong giai đoạn lập, gửi báo cáo kiểm toán;

- Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán;

- Các ghi nhận kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được để đảm bảo tính khách quan.

Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ

1. Trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán và tư vấn, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo thực hiện đúng và duy trì các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ tối thiểu sau đây:

- Tính chính trực: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm; tuân thủ các quy định pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn của kiểm toán nội bộ; không tham gia các hoạt động phi pháp hay tham gia các hoạt động làm tổn hại đến uy tín của nghề nghiệp, uy tín của đơn vị;

- Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thể hiện mức độ cao nhất về tính khách quan chuyên môn trong việc thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin về các hoạt động và quy trình được kiểm toán. Người làm công tác kiểm toán nội bộ được đưa ra các đánh giá khách quan về tất cả các tình huống liên quan và không bị ảnh hưởng chi phối từ các lợi ích cá nhân hoặc từ bất kỳ ai trong việc đưa ra các xét đoán và kết luận của mình;

- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm công tác kiểm toán nội bộ áp dụng các kiến thức, các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong công tác kiểm toán nội bộ. Đồng thời hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng;

- Tính bảo mật: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tôn trọng các giá trị và quyền sở hữu của các thông tin được cung cấp và không tiết lộ các thông tin này nếu không được phép của các cấp có thẩm quyền trừ khi việc tiết lộ thông tin thuộc trách nhiệm chuyên môn hoặc theo yêu cầu của luật pháp;

- Tư cách nghề nghiệp: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

2. Người phụ trách kiểm toán nội bộ ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo người làm công tác kiểm toán nội bộ tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.

Như vậy, khi là người làm công tác kiểm toán nội bộ, bạn phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ cũng như phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp quy định tại Điều 5, 6 và Điều 7 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.

Kiểm toán nội bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước hằng năm được xây dựng dựa trên các cơ sở nào?
Pháp luật
Bộ phận kiểm toán nội bộ là tuyến bảo vệ thứ mấy của doanh nghiệp bảo hiểm trong trong tổ chức quản trị rủi ro?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của doanh nghiệp bảo hiểm? Trách nhiệm bộ phận kiểm toán nội bộ được quy định ra sao?
Pháp luật
Quy trình kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm theo hình thức công ty cổ phần sẽ do bộ phận nào ban hành?
Pháp luật
Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ trong công ty chứng khoán phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Pháp luật
Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty chứng khoán phải độc lập với những đơn vị nào? Tiêu chuẩn đối với nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ?
Pháp luật
Báo cáo kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phải trình bày những vấn đề nào? Báo cáo đột xuất được thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải có chứng chỉ nghề gì?
Pháp luật
Người làm công tác kiểm toán nội bộ trong công ty chứng khoán không được đảm nhận những công việc nào?
Pháp luật
Cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán nội bộ
1,182 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán nội bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào