Cán bộ, công chức, viên chức bị tạm giam, tạm giữ thì hưởng lương và đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Tôi muốn hỏi viên chức bị tạm giam, tạm giữ thì hưởng lương, đóng BHXH như thế nào? - câu hỏi của chị Tuyền (Vũng Tàu).

Viên chức bị tạm giam, tạm giữ thì hưởng lương như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ

Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:
1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Theo quy định trên, viên chức bị tạm giữ, tạm giam sẽ được hưởng lương như sau:

- Trường hợp chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Cán bộ, công chức, viên chức bị tạm giam, tạm giữ thì hưởng lương và đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Cán bộ, công chức, viên chức bị tạm giam, tạm giữ thì hưởng lương và đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Viên chức bị tạm giam, tạm giữ được kết luận oan thì sẽ được hưởng lương thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ
Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:
...
2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, khi được kết luận oan, sai thì viên chức bị tạm giam, tam giữ: trường hợp viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại số lương được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) khi bị tạm giam, tạm giữ

Viên chức bị tạm giam, tạm giữ thì đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 42 quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:

Quản lý đối tượng
....
7. Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.

Theo đó, viên chức bị tạm giam, tạm giữ thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà viên chức được hưởng theo quy định của pháp luật.

Nếu viên chức được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng.

Nếu viên chức bị cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.

Viên chức bị tạm giam, tạm giữ có được miễn trách nhiệm kỷ luật không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Theo quy định trên, các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật bao gồm:

- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

- Phải chấp hành quyết định của cấp trên

- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khi thi hành công vụ.

- Viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Theo đó, viên chức bị tạm giam, tạm giữ không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật.

Tạm giam
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án trong trường hợp nào? Thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án là bao lâu?
Pháp luật
Đang bị tạm giam nhưng trước đây đã từng có 4 tiền án thì giờ phải làm sao để được tại ngoại điều tra?
Pháp luật
Người bị tạm giam có được đem bia rượu vào buồng tạm giam không? Khi hủy bỏ bia rượu thủ trưởng cơ sở giam giữ có ra quyết định bằng văn bản không?
Pháp luật
Người bị tạm giam dưới 18 tuổi có được gặp thân nhân với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giam bình thường không?
Pháp luật
Bị can phạm tội tham nhũng có hành bị bỏ trốn thì có phải tạm giam bị can sau khi bắt được hay không?
Pháp luật
Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra phải được ra trong bao nhiêu ngày trước khi hết thời hạn tạm giam?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn thay thế biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra gồm có những loại tài liệu nào?
Pháp luật
Để thực hiện gia hạn tạm giam thì cơ quan điều tra cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị gia hạn như thế nào?
Pháp luật
Người lao động bị tạm giam thì người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Những khiếu nại nào về thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết? Thời hiệu khiếu nại trong thi hành tạm giữ, tạm giam là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm giam
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
5,176 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm giam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào