Cách làm tròn điểm trung bình môn thế nào? Tính điểm trung bình môn làm tròn học kỳ, cả năm năm học 2023-2024?
Cách làm tròn điểm trung bình môn thế nào? Tính điểm trung bình môn làm tròn học kỳ, cả năm năm học 2023-2024?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 10 và khoản 3 Điều 11 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Như vậy, cách làm tròn điểm trung bình môn học kỳ hoặc cả năm học là lấy đến chữ số thập phân thứ nhất.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, khoản 1 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ công thức tính điểm trung bình môn học kỳ, cả năm năm học 2023-2024 như sau:
Đối với điểm trung bình môn học kỳ
Trong đó:
- TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.
- ĐTBmhk: Điểm trung bình môn học kì
- ĐĐGgk: Điểm đánh giá giữa kì
- ĐĐGck: Điểm đánh giá cuối kì
- ĐĐGtx: số điểm đánh giá thường xuyên (điểm kiểm tra miệng, kiểm tra 15’)
Lưu ý: Điểm kiểm tra giữa kỳ hệ số 2, điểm kiểm tra cuối kỳ có hệ số 3, các bài kiểm tra thường xuyên hệ số 1
Đối với điểm trung bình môn cả năm
Trong đó:
- ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kì I.
- ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.
Lưu ý: ĐTBmhkII tính hệ số 2, ĐTBmhkI tính hệ số 1.
Ví dụ cách làm tròn điểm trung bình môn như sau: Bạn A có bảng điểm kiểm tra môn toán học kỳ 1 như sau: - Điểm kiểm tra miệng và 15 phút bao gồm: 8,9,5,7 - Điểm kiểm tra giữa kỳ 2 là: 9 - Điểm kiểm tra cuối kỳ 2 là: 10 Vậy điểm trung bình môn toán học kỳ 1 của bạn A như sau: ĐTBmhk2= ((8+9+5+7)+ 2*9+ 3*10)/(4+5)= 8.555 Như vậy, điểm trung bình môn toán học kỳ 1 của bạn A sau khi làm tròn điểm là 8.6. Bạn A có bảng điểm kiểm tra môn toán học kỳ 2 như sau: - Điểm kiểm tra miệng và 15 phút bao gồm: 8,10,9,6 - Điểm kiểm tra giữa kỳ 2 là: 7 - Điểm kiểm tra cuối kỳ 2 là: 9 Vậy điểm trung bình môn toán học kỳ 2 của bạn A như sau: ĐTBmhk2= ((8+9+5+7)+ 2*9+ 3*10)/(4+5)= 8.2222 Như vậy, điểm trung bình môn toán học kỳ 2 của bạn A sau khi làm tròn điểm là 8.2 Vậy điểm trung bình môn toán cả năm của bạn A như sau: ĐTBmcn=(8.6+2*8.2)/3= 8.333 Như vậy điểm trung bình môn toán cả năm của bạn A sau khi làm tròn điểm là 8.3 |
Cách làm tròn điểm trung bình môn thế nào? Tính điểm trung bình môn làm tròn học kỳ, cả năm năm học 2023-2024?
Điểm trung bình môn dưới 3,5 có thi lại không THCS, THPT?
(1) Đối với học sinh lớp 6,7,8,10,11:
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về việc kiểm tra, đánh giá lại các môn học trong kì nghỉ hè thì:
Kiểm tra, đánh giá lại các môn học trong kì nghỉ hè
Đối với những học sinh chưa đủ điều kiện được lên lớp nhưng có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá từ mức Đạt trở lên, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì được đánh giá lại kết quả học tập các môn học được đánh giá mức Chưa đạt (đối với môn học đánh giá bằng nhận xét) và các môn học có ĐTBmcn dưới 5,0 điểm (đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số). Kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho kết quả học tập cả năm học của môn học đó để xét lên lớp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Đồng thời, kết quả học tập được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như sau:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
...
2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
b) Mức Khá:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
c) Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Theo đó, học sinh lớp 6,7,8,10,11 có điểm trung bình môn dưới 3,5 thì kết quả học tập ở mức chưa đạt. Do đó, học sinh lớp 6,7,8,10,11 quy định trên sẽ phải thi lại để được lên lớp.
*Lưu ý: Học sinh có điểm trung bình môn dưới 3,5 phải có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá từ mức Đạt trở lên thì mới được thi lại.
Việc đánh giá lại (thi lại) sẽ được áp dụng đối với các môn học được đánh giá mức Chưa đạt (đối với môn học đánh giá bằng nhận xét) và các môn học có ĐTBmcn dưới 5,0 điểm (đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số).
Kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho kết quả học tập cả năm học của môn học đó để xét lên lớp
(2) Đối với học sinh lớp 9,12:
Theo quy định tại Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về kiểm tra lại các môn học như sau:
Kiểm tra lại các môn học
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại yếu, được chọn một số môn học trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc có kết quả xếp loại CĐ để kiểm tra lại. Kết quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Tại khoản 4 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) quy định về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học đối với học sinh Loại yếu là:
Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
Theo đó, điểm trung binh môn học học sinh lớp 9, 12 dưới 3,5 được xếp loại yếu và có xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên thì phải thi lại để được lên lớp.
Kết quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Xếp loại học lực học sinh THCS và THPT theo Thông tư 58 có bao nhiêu loại?
Theo Điều 5 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định nội dung như sau:
Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).
Như vậy, học sinh THCS, THPT được xếp loại học lực theo loại giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?