Bệnh dịch tả lợn là gì? Có bắt buộc tiêm phòng bằng vaccine không? Bán thịt heo nhiễm bệnh dịch tả lợn bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi có bắt buộc tiêm phòng bằng vaccine không? Bán thịt heo nhiễm bệnh dịch tả lợn bị xử phạt như thế nào? - Câu hỏi của chị Uyên tại Cần Thơ.

Dịch tả lợn là gì? Có bắt buộc tiêm phòng bằng vaccine không?

Căn cứ Mục 1 Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có giới thiệu về bệnh Dịch tả lợn như sau:

- Bệnh Dịch tả lợn (Classical Swine Fever) là bệnh truyền nhiễm của loài lợn, gây ra bởi một loại vi rút có cấu trúc ARN thuộc giống Pestis vi rút, họ Flaviridae, có quan hệ mật thiết với vi rút gây bệnh tiêu chảy ở bò và vi rút gây bệnh Border ở cừu. Cho đến nay chỉ có một serotype của vi rút Dịch tả lợn đã được xác định. Bệnh chỉ xảy ra ở loài lợn (kể cả lợn nhà và lợn rừng) với các thể cấp tính, á cấp tính, mạn tính hoặc dạng không điển hình. Mức độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào độc lực của vi rút, tuổi của động vật mẫn cảm và thời gian nhiễm bệnh. Lợn trưởng thành thường bị bệnh ít trầm trọng hơn và cùng có nhiều cơ hội phục hồi hơn so với lợn con. Bệnh Dịch tả lợn có tốc độ lây lan rất nhanh và tỷ lệ chết đến 90% và thường ghép với bệnh khác như bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn, bệnh do Mycoplasma;

- Sức đề kháng của vi rút: Vi rút Dịch tả lợn có sức đề kháng yếu, có khả năng tồn tại lâu ở ngoài môi trường. Trong phân gia súc vi rút có thể sống sót trong vài ngày, vi rút có thể sống vài tháng đến vài năm trong thịt đông lạnh. Vi rút dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và các chất sát trùng thông thường như xút (NaOH) 2%, nước vôi 5%,.

Bệnh dịch tả lợn là gì? Có bắt buộc tiêm phòng bằng vaccine không? Bán thịt heo nhiễm bệnh dịch tả lợn bị xử phạt như thế nào?

Bệnh dịch tả lợn là gì? Có bắt buộc tiêm phòng bằng vaccine không? Bán thịt heo nhiễm bệnh dịch tả lợn bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Có bắt buộc tiêm phòng bệnh dịch tả lợn bằng vaccine không?

Về việc tiêm phòng bệnh, thì căn cứ Mục 2 Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy đinh về việc tiêm phòng như sau:

2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin
2.1. Đối tượng tiêm phòng
a) Lợn trong các trang trại, cơ sở nuôi tập trung, trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
b) Đàn lợn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Lợn nái, lợn đực giống do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.2. Phạm vi tiêm phòng: Khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.3. Thời gian tiêm phòng
a) Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với đàn lợn mới phát sinh, đàn lợn đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
2.4. Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp đảm bảo hiệu quả tiêm phòng.
2.5. Trong quá trình thực hiện tiêm phòng, không được làm rơi vãi vắc-xin Dịch tả lợn ra ngoài môi trường. Sau khi tiêm phòng, toàn bộ dụng cụ tiêm phòng phải được tiệt trùng, vỏ chai, lọ vắc xin phải được thu hồi, tiêu hủy.

Như vậy, dịch tả lợn là một trong những loại dịch bệnh được phòng bệnh bắt buộc bằng vaccine.

Bán thịt heo nhiễm bệnh dịch tả lợn bị xử phạt như thế nào?

Hành vi bán thịt heo nhiễm bệnh có thể bị xử phạt hành chính như sau, căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:

Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;
b) Mang đi tiêu thụ thân thịt, phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc chưa được xử lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy;
d) Không tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Mức phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt này là gấp đôi.

Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi còn có thể tiếp tục bị xử phạt hành chính đối với hành vi tiêu thụ thịt nhiễm bệnh, căn cứ tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm
...
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt này tại khoản 4 nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt tiền là gấp đôi. Còn đối với hành vi tại khoản 5 là mức xử phạt đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền giảm một nửa (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm - Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 119 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

Bệnh truyền nhiễm
Bệnh dịch tả lợn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm thì phải thông báo tại đâu? Bệnh thủy đậu có phải là bệnh truyền nhiễm cần cách ly không?
Pháp luật
Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch có bắt buộc phải sử dụng vắc xin hay không?
Pháp luật
Bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm hay các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định?
Pháp luật
Bệnh bại liệt có thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh (Bệnh truyền nhiễm nhóm A) không?
Pháp luật
Lợn bao nhiêu tháng tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? Khi mắc bệnh tụ huyết trùng thì lợn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Người bị bệnh truyền nhiễm có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền tạm hoãn xuất cảnh với người này?
Pháp luật
Bộ Y tế công bố những loại dịch bệnh truyền nhiễm nào tại Việt Nam? Công tác phòng, chống có đạt hiệu quả không?
Pháp luật
Để giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã đặt ra những chỉ tiêu thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người mắc bệnh truyền nhiễm có bị phân biệt đối xử và bị đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về họ không?
Pháp luật
Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi phát hiện ra thì cơ sở y tế có trách nhiệm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
2,050 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm Bệnh dịch tả lợn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: