Bảng nguyên tố hóa học hiện nay ra sao? Yêu cầu về kiến thức bảng nguyên tố hoá học trong chương trình giảng dạy là gì?

Bảng nguyên tố hóa học hiện nay ra sao? Yêu cầu về kiến thức bảng nguyên tố hoá học trong chương trình giảng dạy THPT là gì? Câu hỏi từ Anh M.H - TPHCM

Bảng nguyên tố hóa học hiện nay ra sao?

Bảng nguyên tố hóa học biểu thị nguyên tố hóa học theo cách sắp xếp số hiệu nguyên tử của nguyên tố, cấu hình electron và quy luật tuần hoàn khác. Giá trị của bảng tuần hoàn hóa học là có thể tính toán tính chất hóa học của một nguyên tố dựa trên vị trí của nó.

Dựa vào bảng nguyên tố hóa hoc, ta có thể biết vị trí của nguyên tố và suy đoán ra tính chất của nguyên tố cũng như cấu tạo của nguyên tử.

Bảng nguyên tố hóa học đầy đủ hiện nay đang áp dụng như sau:

*4 nguyên tố mới nhất của bảng nguyên tố hóa học

Bảng nguyên tố hóa học được cập nhật lần gần nhất vào năm 2016. Với 4 nguyên tố được công nhận và thêm vào bảng nguyên tố hóa học. 4 nguyên tố mới này đều là các nguyên tố phóng xạ được tổng hợp bởi các máy gia tốc hạt nhân nguyên tử.

Các nguyên tố này đều không bền và bị phân rã ngay sau vài giây. Tuy nhiên chúng vẫn có ý nghĩa trong khoa học và ứng dụng thực tế như điện hạt nhân, chữa bệnh hay vũ khí nên được công nhận.

Cụ thể 4 nguyên tố đó là: ununtrium (Uut), ununpentium (Uup), ununseptium (Uus) và ununoctium (Uuo) với số hiệu nguyên tử là 113, 115, 117 và 118.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Bảng nguyên tố hóa học hiện nay ra sao? Yêu cầu về kiến thức bảng nguyên tố hoá học trong chương trình giảng dạy là gì?

Bảng nguyên tố hóa học hiện nay ra sao? Yêu cầu về kiến thức bảng nguyên tố hoá học trong chương trình giảng dạy là gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu kiến thức môn hoá học về bảng nguyên tố hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?

Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt được về nội dung kiến thức môn hoá học về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học trong chương trình trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm).

Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một chu kì, nhóm

- Nêu được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một chu kì, một nhóm (nhóm A).

Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

- Nêu được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ.

Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Phát biểu được định luật tuần hoàn.

- Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lạ

Mỗi năm học sinh lớp 10 học bao nhiêu tiết học môn Hóa học?

Theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần IV Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) có đề cập về số tiết của môn Hóa học như sau:

Giai đoạn định hướng nghề nghiệp
2.1. Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
2.2. Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng nguyên tố hóa học

Theo đó, mỗi năm học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng được học 70 tiết học môn Hóa học.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh tiểu học mới nhất năm 2024 đầy đủ các lớp?
Pháp luật
Đề thi giữa kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 6 sách giáo khoa Kết nối tri thức và Cánh diều năm học 2023 - 2024 có đáp án thế nào cho giáo viên và học sinh tham khảo?
Pháp luật
Đặc điểm môn học Khoa học tự nhiên theo Chương trình 2018 là gì? Yêu cầu cần đạt đối với môn Khoa học tự nhiên là gì?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 2 theo Thông tư 27 dành cho giáo viên tham khảo học kỳ 2 năm học 2023-2024 ra sao?
Pháp luật
Tính điểm trung bình môn học kỳ và cả năm online nhanh chóng, chính xác mới nhất năm 2024? Công cụ tính điểm trung bình môn học kỳ, cả năm online?
Pháp luật
Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 2 mới nhất năm 2024 nhanh chóng, chính xác? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 2?
Pháp luật
Học sinh THCS, THPT 1 môn dưới 5 có lên lớp không 2023-2024? Lộ trình đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Phương thức biểu đạt là gì? Tác dụng của các phương thức biểu đạt như thế nào? Ví dụ về các phương thức biểu đạt?
Pháp luật
Hướng dẫn viết bản kiểm điểm không làm bài tập đơn giản, mới nhất dành cho học sinh tham khảo?
Pháp luật
Bao nhiêu môn trên 8 thì được học sinh giỏi năm học 2023-2024? Điều kiện học sinh giỏi năm học 2023-2024 của học sinh cấp 2, cấp 3?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
1,123 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: