Bảng khai báo xuất xứ hàng hóa của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước mới nhất năm 2023 là Mẫu nào?
Bảng khai báo xuất xứ hàng hóa của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước mới nhất năm 2023 là Mẫu nào?
Căn cứ Thông tư 33/2023/TT-BTC về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành ngày 31/5/2023.
Bảng khai báo xuất xứ hàng hóa của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước mới nhất là Mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC.
Ảnh chụp Bảng khai báo xuất xứ hàng hóa:
Tải Bảng khai báo xuất xứ hàng hóa của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước Tại đây.
Bảng khai báo xuất xứ hàng hóa của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước mới nhất năm 2023 là Mẫu nào? (Hình từ Internet)
Việc khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được quy định ra sao?
Việc khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được quy định tại Điều 5 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên tờ khai hải quan điện tử tại ô “mô tả hàng hóa” theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể như sau:
a) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các văn bản hướng dẫn về xuất xứ hàng hóa: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&VN”;
b) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#& (mã nước xuất xứ của hàng hóa)”;
c) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau, không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam, không đáp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&KXĐ”;
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại ô “xuất xứ” trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
2. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được xác định trước xuất xứ theo văn bản thông báo của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, người khai hải quan khai số, ngày, thời hạn hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ tại ô “giấy phép” trên tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 02 Phụ lục II hoặc tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
3. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ, cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, việc khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
1. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:
a) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;
c) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
d) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.
Như vậy, nếu hàng hóa thuộc 01 trong 04 trường hợp nêu trên thì người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Thông tư 33/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?