Bãi bỏ khái niệm chuyển tuyến đúng không? Việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được quy định thế nào?

Bãi bỏ khái niệm chuyển tuyến đúng không? Việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được quy định thế nào? - Câu hỏi của chị H.N (Nghệ An)

Quy định mới về chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT?

Theo khoản 18 Điều 1 dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế có nêu rõ về chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT như sau:

- Căn cứ tình trạng của người bệnh và yêu cầu chuyên môn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế y học gia đình và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu có trách nhiệm chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác ở cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản hoặc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu phù hợp với tình trạng người bệnh và phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.

- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có chuyên khoa, không thực hiện được dịch vụ kỹ thuật hoặc không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, thiết bị y tế hoặc trường hợp vượt quá năng lực chuyên môn khác, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm kịp thời chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong cùng cấp chuyên môn kỹ thuật hoặc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn hoặc thấp hơn có đủ năng lực, phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tình trạng bệnh.

- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không có chuyên khoa, không thực hiện được dịch vụ kỹ thuật hoặc không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, thiết bị y tế hoặc trường hợp vượt quá năng lực chuyên môn khác, người bệnh được tự đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong cùng cấp chuyên môn kỹ thuật hoặc cấp chuyên môn kỹ thuật thấp hơn có đủ năng lực, phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tình trạng bệnh.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn chuyển người bệnh đã được điều trị ổn định nhưng cần tiếp tục theo dõi, điều trị nội trú về cấp chuyên môn kỹ thuật thấp hơn trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quá tải hoặc theo yêu cầu của người bệnh hoặc trường hợp cần điều trị dài ngày; chuyển người bệnh về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu quản lý, theo dõi đối với các bệnh mạn tính.

Theo quy định trên, có thể thấy cụm từ chuyển tuyến theo quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã được bãi bỏ và thay vào đó, việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT sẽ được thực hiện bằng việc chuyển cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Có bãi bỏ khái niệm chuyển tuyến? Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được quy định thế nào?

Có bãi bỏ khái niệm chuyển tuyến? Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Bộ y tế về bảo hiểm y tế có thay đổi ra sao?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm đ khoản 1 Điều 30 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) có nêu rõ trách nhiệm của Bộ y tế về bảo hiểm y tế như sau:

Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân;
2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển bảo hiểm y tế;
3. Ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn điều trị; chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
4. Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế;
5. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
6. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế;
7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế;
8. Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;
9. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.
10. Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 1 dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế có nêu rõ

2. Sửa đổi, bổ sung cụm từ “chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế” tại khoản 3 Điều 6 thành “chuyển cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế”.

Như vây, theo đề xuất tại Dự thảo thì chuyển cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là 1 trong những trách nhiệm của BYT về BHYT

Mức hưởng bảo hiểm y tế hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng:

+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

+ Trẻ em dưới 6 tuổi;

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

- 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng:

+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

- 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Nếu không có gì thay đổi thì dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sinh viên đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề có được khám chữa bệnh cho người khác không?
Pháp luật
Bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có được khám chữa bệnh cho người khác không?
Pháp luật
Được đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại những tuyến nào? Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có được hưởng BHYT?
Pháp luật
Theo quy định mới nhất, người trực tiếp chăm sóc người bệnh có được xem thân nhân của người bệnh không?
Pháp luật
Thân nhân của người bệnh là ai? Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi bị thân nhân của người bệnh xâm phạm không?
Pháp luật
Từ 2024, tổng hợp 21 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là hành vi nào?
Pháp luật
Bản sao hợp lệ là gì? Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội có những loại tài liệu nào được nộp dưới dạng bản sao hợp lệ?
Pháp luật
Người nước ngoài không có thân nhân và không xác định được quốc tịch tử vong tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Ghi điện não video là gì? Ghi điện não video có xảy ra rủi ro gì hay không? Quy trình thực hiện ghi điện não video sẽ như thế nào?
Pháp luật
Sau khi tai biến mạch máu não người bệnh bị chứng co cứng gấp bàn chân là như thế nào? Quá trình điều trị chứng co cứng gấp bàn chân ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
391 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào