Ai có thể làm đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý? Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm những thành phần gì?

Cho tôi hỏi: Ai có thể làm đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý? Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm những thành phần gì? Câu hỏi của chị Hồng đến từ Phú Yên.

Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất hiện nay như thế nào?

Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý là Mẫu số 02-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BTP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý:

Tải Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất hiện nay: Tại đây.

Ai có thể làm đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định những đối tượng sau có thể làm đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý:

- Người có công với cách mạng.

- Người thuộc hộ nghèo.

- Trẻ em.

- Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

+ Người nhiễm chất độc da cam.

+ Người cao tuổi.

+ Người khuyết tật.

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự.

+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình.

+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.

+ Người nhiễm HIV.

Như vậy, những người thuộc các trường hợp theo quy định trên có thể làm đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Ai có thể làm đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý? Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất hiện nay như thế nào?

Ai có thể làm đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý? Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm những thành phần gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 12/2018/TT-BTP quy định hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm như sau:

- Mỗi hồ sơ vụ việc có một mã số riêng, được lập và phân loại theo từng hình thức trợ giúp pháp lý. Mã số hồ sơ vụ việc gồm tập hợp các ký hiệu bằng chữ và bằng số tương ứng với tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý, số thứ tự của vụ việc trong Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, năm tiếp nhận.

- Trường hợp vụ việc do Chi nhánh thực hiện thì tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là chữ viết tắt của tên Chi nhánh. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh có trách nhiệm tạo hồ sơ vụ việc và người thực hiện trợ giúp pháp lý cập nhật lên phần mềm quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Hồ sơ vụ việc tham gia tố tụng bao gồm:

+ Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.

+ Quyết định cử người thực hiện trợ giúp pháp lý; quyết định thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý (nếu có).

+ Bản bào chữa hoặc bản bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý có chữ ký, ghi rõ họ tên của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

+ Bản chính hoặc bản sao kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án, quyết định; văn bản tố tụng khác liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan tiến hành tố tụng cấp.

+ Văn bản thông báo không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (nếu có).

+ Giấy tờ, tài liệu khác thể hiện quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

+ Phiếu lấy ý kiến người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ.

- Hồ sơ vụ việc tư vấn pháp luật bao gồm:

+ Các giấy tờ quy định tại các điểm a, đ và điểm e khoản 2 Điều 11 Thông tư 12/2018/TT-BTP.

+ Văn bản tư vấn pháp luật có chữ ký, ghi rõ họ tên của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Hồ sơ vụ việc đại diện ngoài tố tụng bao gồm:

+ Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, đ, e và điểm g khoản 2 Điều 11 Thông tư 12/2018/TT-BTP.

+ Văn bản giải quyết vụ việc của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản thể hiện kết quả việc đại diện ngoài tố tụng.

+ Bản báo cáo về những công việc đã thực hiện và kết quả đạt được trong phạm vi đại diện ngoài tố tụng có chữ ký, ghi rõ họ tên của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Người được trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý có quyền như sau:

- Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

- Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

- Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.

- Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Căn cứ tại Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ như sau:

- Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

- Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

- Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

- Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật phải có trách nhiệm giải đáp cho người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý kích động người được trợ giúp pháp lý khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật có bị phạt tiền hay không?
Pháp luật
Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực pháp luật có đúng không? Người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải nộp gì cho tổ chức trợ giúp pháp lý?
Pháp luật
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có phải bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý không?
Pháp luật
Người vợ là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có được trợ giúp pháp lý miễn phí để thực hiện các thủ tục tố tụng không?
Pháp luật
Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý không? Người được trợ giúp pháp lý có quyền được trợ giúp mà không phải trả tiền không?
Pháp luật
Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật có bao gồm nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình hay không?
Pháp luật
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp bảng thông tin về trợ giúp pháp lý cho Ủy ban nhân dân không?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý là ai theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì có tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp nữa hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ giúp pháp lý
1,805 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ giúp pháp lý
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào