22 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán theo Quy định 131-QĐ-TW năm 2023 là gì?
- 22 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán theo Quy định 131-QĐ-TW năm 2023 là gì?
- Trách nhiệm của cấp uỷ, ủy ban kiểm tra các cấp trong công tác kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng trong kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ra sao?
- Người đứng đầu, thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng có trách nhiệm như thế nào trong công tác kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng trong kiểm tra, thanh tra, kiểm toán?
22 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán theo Quy định 131-QĐ-TW năm 2023 là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định 131-QĐ-TW năm 2023 xác định 22 nhóm hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, gồm:
(1) Hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm giảm nhẹ, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm.
(2) Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là thông tin, tài liệu, hồ sơ đang trong quá trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng hoặc thanh tra, kiểm toán.
(3) Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí của đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến đối tượng kiểm tra.
(4) Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của mình, người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với đối tượng kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
(5) Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với đối tượng kiểm tra, người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
(6) Để người có quan hệ gia đình lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm thao túng, can thiệp vào việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
(7) Đưa ý đồ cá nhân, đề ra tiêu chí, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật để có lợi hoặc gây bất lợi cho đối tượng kiểm tra.
(8) Xác nhận, nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ, bản chất vụ việc, vi phạm của đối tượng kiểm tra.
(9) Thỏa thuận, đặt điều kiện với đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến đối tượng; thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định để làm thay đổi, sai lệch kết quả, kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.
(10) Không kiến nghị, đề xuất chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm; không kiến nghị hoặc chỉ đạo, xử lý thu hồi vật chất, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với các vi phạm khi tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.
(11) Chỉ đạo hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, chưa được phép công bố hoặc không thực hiện đúng kết luận, kiến nghị về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
(12) Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi không đúng quy định với đối tượng kiểm tra; sử dụng các tài liệu thẩm tra, xác minh không đúng mục đích.
(13) Bao che, tiếp tay, trì hoãn hoặc không kết luận, không xử lý hoặc kết luận, xử lý không đúng nội dung, tính chất, mức độ vi phạm hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
(14) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán vượt thẩm quyền; không đúng quy trình nghiệp vụ, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian theo quy định. Cản trở, can thiệp trái quy định vào việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
(15) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, sách nhiễu, gây khó khăn, có thái độ áp đặt, thiếu tôn trọng, không đúng quy định của ngành, can thiệp trái quy định vào hoạt động của đối tượng kiểm tra.
(16) Không xử lý hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định khi nhận được thông tin, đơn, thư phản ánh, tố cáo đối tượng kiểm tra.
(17) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình để gợi ý, tác động, gây áp lực đối với người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu về các kết luận kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán không đúng bản chất sự việc.
(18) Tác động đến người có thẩm quyền nhằm giúp cho đối tượng kiểm tra có được kết quả, quyền lợi không chính đáng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.
(19) Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ đối tượng kiểm tra thực hiện các hành vi nhằm trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm.
(20) Không kịp thời thay đổi thành viên đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán khi có căn cứ xác định thành viên không vô tư, khách quan trong công tác; không kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của đoàn.
(21) Không kịp thời kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với những tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân có dấu hiệu vi phạm, đơn, thư phản ánh, tố cáo đã được xác định là có cơ sở.
(22) Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
22 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán theo quy định của Bộ Chính trị là gì?
Trách nhiệm của cấp uỷ, ủy ban kiểm tra các cấp trong công tác kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng trong kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định 131-QĐ/TW năm 2023 quy định cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu, thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng không được thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán quy định tại Điều 4 Quy định 131-QĐ/TW năm 2023 đồng thời thực hiện trách nhiệm sau:
(1) Đối với cấp uỷ
- Lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hoá và tổ chức thực hiện nghiêm quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra, kiểm toán.
- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát theo kế hoạch; phối hợp chặt chẽ giữa đoàn kiểm tra, giám sát của cấp uỷ với uỷ ban kiểm tra cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
- Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cấp uỷ, tổ chức đảng thuộc thẩm quyền quản lý; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ thực hiện nghiêm quy định của Đảng, chỉ đạo của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp trên, kịp thời chấn chỉnh hạn chế, khuyết điểm trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
(2) Đối với uỷ ban kiểm tra các cấp
- Chỉ đạo cụ thể hoá hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Quy định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
- Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên của tổ chức mình và cấp dưới thực hiện đầy đủ quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật. Kịp thời chấn chỉnh hạn chế, khuyết điểm, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
- Không bố trí theo dõi địa bàn, lĩnh vực hoặc tham gia, chỉ đạo các đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với người có quan hệ gia đình hoặc có quyền, lợi ích liên quan với đối tượng kiểm tra.
- Điều động hoặc chuyển đổi vị trí công tác đối với người đã phụ trách, theo dõi một địa bàn, lĩnh vực từ đủ 2 năm đến 5 năm theo đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc khi thấy cần thiết.
- Bảo vệ, khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
Người đứng đầu, thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng có trách nhiệm như thế nào trong công tác kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng trong kiểm tra, thanh tra, kiểm toán?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định 131-QĐ-TW năm 2023 quy định cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu, thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng không được thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán quy định tại Điều 4 Quy định 131-QĐ-TW năm 2023 đồng thời thực hiện trách nhiệm sau:
(1) Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng
- Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm quy định về kiểm soát quyền lực, tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
- Triệu tập đầy đủ, đúng thành phần, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong thảo luận và quyết định các vấn đề theo thẩm quyền; không được vận động, dẫn dắt, thao túng, áp đặt ý kiến chủ quan, tác động, gây sức ép để người khác nhận xét, đánh giá, biểu quyết, quyết định theo ý mình.
- Báo cáo kịp thời, trung thực, khách quan, đầy đủ ý kiến của tập thể lãnh đạo với cấp có thẩm quyền, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
- Công khai thông báo, kết luận về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán theo quy định. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
(2) Thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng
- Chấp hành các nghị quyết, quyết định của tập thể; cùng chịu trách nhiệm với tập thể về các quyết định được thảo luận, biểu quyết. Được kiến nghị, đề xuất và bảo lưu ý kiến.
- Chịu trách nhiệm về kiến nghị, đề xuất thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm liên quan đến kiểm soát quyền lực, tham nhũng, tiêu cực thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?