05 thông tin nào sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ 01/7/2024? Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không?

05 thông tin nào sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ 01/7/2024? Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không? Thắc mắc của chị X.H ở Khánh Hòa.

05 thông tin nào sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ 01/7/2024?

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước thay thế Luật Căn cước công dân 2014 từ ngày 01/7/2024.

Tham khảo nội dung tại Dự thảo Luật Căn cước (Dự thảo báo cáo Hội nghị ĐBQH chuyên trách) nếu như không có gì thay đổi cho đến khi thi hành Dự thảo Luật căn cước thì sẽ có 05 thông tin sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ 01/7/2024.

(1) Đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước:

Quốc hội đã chính thức qua Luật Căn cước với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Theo đó, Luật gồm 7 chương, 46 điều trong đó có việc đổi tên Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, đồng nghĩa cũng sẽ chính thức đổi tên Thẻ Căn cước công dân thành Thẻ Căn cước.

(2) Chủ thẻ có thể là người dưới 14 tuổi

Tại Điều 19 Dự thảo Luật căn cước có quy định về người được cấp thẻ căn cước như sau:

Người được cấp thẻ căn cước
1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Như vậy, nếu như đến khi thi hành mà không có thay đổi thì theo đề xuất từ Dự thảo Luật căn cước thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước khi có nhu cầu. Theo đó, họ tên của công dân dưới 14 tuổi sẽ được thể hiện trên thẻ căn cước.

Đây không hẳn là thay đổi về thông tin trên thẻ, mà cụ thể hơn là điểm mới về đối tượng được cấp thẻ căn cước.

(3) Quê quán đổi thành nơi đăng ký khai sinh

Thẻ Căn cước công dân hiện nay có mục ghi thông tin quê quán lấy theo quê quán của cha/mẹ.

Tới đây nếu như đến khi thi hành mà không có gì thay đổi thì theo Dự thảo Luật Căn cước, thông tin về quê quán trên thẻ Căn cước sẽ bị lược bỏ và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Mục thông tin quê quán được thay bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh.

(4) Nơi thường trú đổi thành nơi cư trú:

Theo đó, theo nội dung tại Dự thảo Luật Căn cước thì nội dung thể hiện trên thẻ căn cước mới sẽ không còn thông tin nơi thường trú, thay vào đó là thông tin nơi cư trú.

Theo Luật Cư trú 2020 thì nơi cư trú của công dân là là nơi công dân đó thường xuyên sính sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.

(5) Bỏ dấu vân tay

Theo đó, Luật Căn cước vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.

Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước.

Việc dự thảo bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ.

05 thông tin nào sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ 01/7/2024? Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không?

05 thông tin nào sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ 01/7/2024? Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không? (Hình từ internet)

Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không?

Tham khảo tại Điều 46 của Dự thảo Luật Căn cước có nội dung như sau:

Quy định chuyển tiếp
1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, được cấp đổi sang thẻ căn cước khi công dân có yêu cầu.
2. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.
Thẻ căn cước công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị như thẻ căn cước được quy định tại Luật này.
3. Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định thủ tục riêng về thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Như vậy, theo như nội dung tại Dự thảo thì đối với trường hợp người dân đã được cấp Thẻ CCCD trước ngày mà Luật Căn cước mới có hiệu lực thi hành (01/7/2024) thì vẫn sử dụng đến hết thời hạn ghi trong thẻ. Trường hợp mà người dân có yêu cầu được cấp đổi thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Như vậy, nếu như không có gì thay đổi thì người dân không cần phải đổi thẻ CCCD đang sử dụng (trường hợp thẻ CCCD vẫn còn thời hạn sử dụng) sang thẻ căn cước. Do đó, thẻ CCCD hiện hành vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn được ghi trong thẻ.

Các trường hợp nào phải đổi thẻ Căn cước từ 01/7/2024?

Tới đây nếu như đến khi thi hành mà không có gì thay đổi thì theo Điều 24 Dự thảo Luật Căn cước các trường hợp phải đổi thẻ Căn cước từ 01/7/2024 gồm:

- Khi đến độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Khi thay đổi các thông tin về: Họ, chữ đệm, tên khai sinh và ngày tháng năm sinh.

- Khi thay đổi nhân dạng hoặc xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính.

- Khi thông tin trên thẻ Căn cước có sai sót.

- Khi đơn vị địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh.

- Khi số định danh cá nhân được xác lập lại.

- Khi công dân sở hữu thẻ Căn cước/Căn cước công dân (CCCD) có yêu cầu.

*Lưu ý: Công dân nếu cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước các độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước ở trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.

- Trường hợp phải cấp lại thẻ Căn cước dù chưa đến độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước:

+ Thẻ Căn cước bị mất hoặc bị hư hỏng đến mức không thể sử dụng được.

+ Khi công dân Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Căn cước công dân Tải về trọn bộ các văn bản về Căn cước công dân hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thẻ Căn cước công dân không bị hư hỏng thì công dân có được yêu cầu đổi thẻ căn cước mới hay không?
Pháp luật
Mượn căn cước công dân của người khác để tham gia cá cược, đánh bạc thì số lợi thu được từ hành vi này bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người đề nghị cấp lại thẻ Căn cước công dân do bị mất thẻ có phải trả phí cấp lại thẻ hay không?
Pháp luật
Công dân Việt Nam chưa đủ 18 tuổi có được đi làm thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm phải giữ bí mật thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân của người dân đúng không?
Pháp luật
Chính thức khai tử Chứng minh nhân dân từ 1/1/2025, người dân thay đổi thông tin đăng ký thuế từ CMND sang CCCD thế nào?
Pháp luật
Làm lại căn cước công dân tại nơi tạm trú được không? Thời gian cấp lại căn cước công dân bị mất trong bao lâu?
Pháp luật
Sinh năm 2009 bao nhiêu tuổi? Năm 2024, công dân Việt Nam sinh năm 2009 có được làm căn cước công dân không?
Pháp luật
Mã 63 tỉnh, thành phố sử dụng trên thẻ Căn cước công dân gắn chip? Ý nghĩa mã số Căn cước công dân gắn chip?
Pháp luật
Người dân có được đăng ký cấp Căn cước công dân tại nơi tạm trú ở thành phố Hồ Chí Minh được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Căn cước công dân
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
8,621 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Căn cước công dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào