Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là bao lâu? Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ra sao?

Cho hỏi thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là bao lâu? Bên cạnh đó, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ra sao? Câu hỏi của bạn Lâm đến từ Đồng Nai.

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại chương I Nghị định 04/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là 01 năm.
...

Theo đó, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là 01 năm.

Thời điểm để tính thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ra sao?

Căn cứ theo quy định tại chương I Nghị định 04/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, thời điểm để tính thời hiệu xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Hình từ Internet)

Biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính gồm những biện pháp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 04/2021/NĐ-CP như sau:

Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
1. Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
2. Buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học.
3. Buộc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả của người học.
4. Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh.
5. Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được.
6. Buộc trả lại hồ sơ, giấy tờ của người học.
7. Buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại.
8. Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
9. Buộc hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ.
10. Buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.
11. Buộc hủy bỏ bản sao văn bằng, chứng chỉ.
12. Buộc hủy bỏ kết quả công nhận đánh giá hoặc kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
13. Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy tờ, văn bản đã cấp.
14. Buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoặc đăng ký hoạt động giáo dục.
15. Buộc dạy đủ số tiết, khối lượng học tập hoặc bố trí dạy đủ số tiết, khối lượng học tập.
16. Buộc tổ chức bảo vệ luận văn, luận án hoặc tổ chức bảo vệ lại luận văn, luận án theo quy định.
17. Buộc đảm bảo điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học.
18. Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học.
19. Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai.
20. Buộc thực hiện công khai theo quy định.
21. Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.
22. Buộc trả lại các khoản chi không đúng quy định từ nguồn vận động tài trợ.

Như vậy, sẽ có các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục gồm các biện pháp như trên.

Xử lý vi phạm hành chính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 21/5/2022, Cảnh sát đường thủy khi đi tuần tra, kiểm soát và phát hiện vi phạm hành chính sẽ giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Từ 21/5/2022, người dân nộp phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an sẽ được giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Có phải lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi khi vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất thì bị xử phạt với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật cần có trình độ gì?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật cần có trình độ nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật là vị trí gì?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có những công việc chuyên môn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý vi phạm hành chính
1,027 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: