Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là hơn 1 năm có phải không? Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hơn 1 năm có phải không?
- Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết thì có bị xử phạt hành chính?
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính thì có bị nghiêm cấm không?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hơn 1 năm có phải không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp khác theo quy định trên mà có thời hiệu xử phạt hành chính lâu hơn, cụ thể là 2 năm.
Xử lý vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo đó, thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định trên.
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết thì có bị xử phạt hành chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Theo đó, thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính thì có bị nghiêm cấm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính gửi đến bạn tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc tất niên cuối năm hay ý nghĩa, ấn tượng? Tổng hợp lời chúc tất niên công ty cuối năm độc đáo?
- Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?
- Lời dẫn chương trình văn nghệ mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Lời dẫn chương trình văn nghệ hội người cao tuổi?
- Những tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải là bản sao có chứng thực?
- Thông tin tài liệu liên quan đến lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được điều tra thu thập bao gồm những gì?