Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội bỏ trốn và có quyết định truy nã là bao lâu?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội bỏ trốn là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng loại tội phạm như sau:
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Và khi hết thời hạn nêu trên thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đặc biệt, trong thời hạn nêu trên nếu người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội bỏ trốn nhằm cố cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã không quy định cụ thể nhưng sẽ được tính lại từ đầu theo thời hạn quy định trên kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội bỏ trốn và có quyết định truy nã là bao lâu? (Hình từ Internet)
Cách xác định từng loại tội phạm tương ứng với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm được phân thành 04 loại.
Cách xác định từng loại tội phạm tương ứng với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
(1) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
(2) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
(3) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
(4) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Lưu ý: Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nêu trên và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015.
Có áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô và nhận hối lộ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm sau đây:
(1) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự;
(2) Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự;
(3) Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015;
(4) Tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
Như vậy, đối với tội tham ô tài sản và nhận hối lộ chỉ không áp dụng thời hiệu khi thuộc khoản 3 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 3 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?