Thời hiệu kỷ luật Đảng viên sửa chữa chứng từ, sổ sách nhằm đối phó cơ quan kiểm tra bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo là bao lâu?
- Đảng viên sửa chữa chứng từ, sổ sách nhằm đối phó cơ quan kiểm tra thì xử lý kỷ luật Đảng viên bằng hình thức nào?
- Thời hiệu kỷ luật Đảng viên sửa chữa chứng từ, sổ sách nhằm đối phó cơ quan kiểm tra bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo là bao lâu?
- Đảng viên vi phạm chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng có được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật không?
Đảng viên sửa chữa chứng từ, sổ sách nhằm đối phó cơ quan kiểm tra thì xử lý kỷ luật Đảng viên bằng hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về vi phạm quy định kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán như sau:
Vi phạm quy định kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán
...
2. Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Chỉ đạo cản trở, mua chuộc, trù dập cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ.
b) Chỉ đạo chiếm giữ, tiêu hủy tài liệu, vật chứng, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu, sửa chữa chứng từ, sổ sách nhằm đối phó cơ quan kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.
Theo đó, Đảng viên vi phạm trong trường hợp chỉ đạo sửa chữa chứng từ, sổ sách nhằm đối phó cơ quan kiểm tra thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Mà trong đó, Đảng viên vi phạm là đảng viên không làm theo hoặc làm trái chủ trương, quy định của Đảng; pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên theo khoản 2 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022.
Kỷ luật đảng viên (Hình từ Internet)
Thời hiệu kỷ luật Đảng viên sửa chữa chứng từ, sổ sách nhằm đối phó cơ quan kiểm tra bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo là bao lâu?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về thời hiệu kỷ luật như sau:
Thời hiệu kỷ luật
1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
...
b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Theo đó, thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
Thời hiệu kỷ luật đảng viên trong trường hợp sửa chữa chứng từ, sổ sách nhằm đối phó cơ quan kiểm tra bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo là 10 năm (120 tháng).
Đảng viên vi phạm chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng có được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về vi tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật như sau:
Tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật
Trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau thì được xem xét, giảm nhẹ mức kỷ luật:
...
2. Đối với đảng viên
a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
b) Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
d) Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 14, Điều 2 Quy định này.
Theo đó, Đảng viên vi phạm chủ động chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng được xem là tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật nên có thể được xem xét, giảm nhẹ mức kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?