Thời hạn thanh lý Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định thế nào?
- Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có phạm vi bảo lãnh như thế nào?
- Tổ chức nhận bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ có các quyền và nghĩa vụ gì?
- Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị chấm dứt trong trường hợp nào?
- Thời hạn thanh lý Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định thế nào?
Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có phạm vi bảo lãnh như thế nào?
Tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP có quy định phạm vi bảo lãnh của Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của người lao động (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), trừ trường hợp bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thỏa thuận khác:
- Thanh toán tiền dịch vụ và tiền môi giới (nếu có) mà bên được bảo lãnh chưa thanh toán;
- Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
- Thanh toán tiền phạt vi phạm hợp đồng, nếu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thỏa thuận về phạt vi phạm;
- Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Thời hạn thanh lý Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức nhận bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ có các quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP thì bên nhận bảo lãnh có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên nhận bảo lãnh có các quyền sau:
+ Yêu cầu bên bảo lãnh chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác;
+ Yêu cầu bên bảo lãnh có các biện pháp vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh;
+ Yêu cầu bên bảo lãnh đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để xử lý trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.
- Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên nhận bảo lãnh có các nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
+ Thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho bên bảo lãnh các quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;
+ Thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh theo yêu cầu của bên bảo lãnh;
+ Giữ gìn, bảo quản, không làm hư hỏng, mất giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh, nếu các bên có thỏa thuận về việc bên nhận bảo lãnh giữ giấy tờ, tài liệu này. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh làm hư hỏng hoặc mất giấy tờ, tài liệu của bên bảo lãnh thì phải bồi thường thiệt hại;
+ Thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Điều 41 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (Hiện nay đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 21/2021/NĐ-CP);
Nếu bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì bên nhận bảo lãnh phải nêu rõ lý do trong thông báo về việc bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn;
+ Cung cấp cho bên bảo lãnh giấy tờ, tài liệu chứng minh về thiệt hại do bên được bảo lãnh gây ra;
+ Hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh (nếu có) khi Hợp đồng bảo lãnh chấm dứt.
Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị chấm dứt trong trường hợp nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7 Mục II Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP hợp đồng bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt;
- Bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh;
- Việc bảo lãnh được huỷ bỏ;
- Theo thỏa thuận của các bên;
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Thời hạn thanh lý Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định thế nào?
Theo Mục III Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP quy định về việc thanh lý hợp đồng như sau:
THANH LÝ HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH
1. Thời hạn thanh lý Hợp đồng bảo lãnh là ba mươi ngày, kể từ ngày Hợp đồng bảo lãnh chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ mức độ thực hiện những nội dung đã thoả thuận trong Hợp đồng bảo lãnh của các bên, trách nhiệm của các bên (nếu có) do phải thanh lý hợp đồng.
Trong các trường hợp chấm dứt bảo lãnh nêu tại điểm c và điểm d khoản 7 Mục II của Thông tư này thì việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong văn bản huỷ bỏ việc bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh.
Theo đó thì thời hạn thanh lý Hợp đồng bảo lãnh là ba mươi ngày, kể từ ngày Hợp đồng bảo lãnh chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?