Thời hạn quyết định áp dụng biện pháp chống lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là bao nhiêu ngày?
Thời hạn quyết định áp dụng biện pháp chống lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là bao nhiêu ngày?
Căn cứ vào Điều 83 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
2. Trong trường hợp quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực sẽ được mở rộng áp dụng đối với từng nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa được mô tả tại Điều 73 của Nghị định này và xác định có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chấm dứt khi thời hạn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu hết hiệu lực.
Theo như quy định trên thì thời gian để Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định có áp dụng hoặc là không áp dụng biện pháp chống lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là trong vòng 15 ngày kể từ ngày cơ quan điều tra gửi kết quả cuối cùng đến Bộ Công thương.
Thời hạn quyết định áp dụng biện pháp chống lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là bao nhiêu ngày?
Việc mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định thế nào?
Tại Điều 73 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có quy định về việc mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa chống lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
- Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Hàng hóa tương tự với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có xuất xứ tư nước thứ ba mà hàng hóa đó sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có sự khác biệt không đáng kể so với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được chuyển tải thông qua nước thứ ba;
- Hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thay đổi hình thức kinh doanh và kênh phân phối để hưởng lợi từ mức áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thấp hơn mức đang áp dụng.
Có những hành vi lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nào?
(1) Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam
Căn cứ vào Điều 74 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để hàng hóa được xem là có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam như sau:
- Hàng hóa tương tự với hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam từ nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư nhập khẩu từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được bán với giá thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích chủ yếu để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Hoạt động sản xuất, lắp ráp gia tăng đáng kể tại Việt Nam ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;
- Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư để sản xuất, lắp ráp hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam.
(2) Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba
Căn cứ vào Điều 76 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để hang hóa được xem là có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba như sau:
- Giá xuất khẩu của hàng hóa từ nước thứ ba vào Việt Nam thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu;
- Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng bán hàng của nhà sản xuất, xuất khẩu;
- Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt đầu và gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;
- Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư của hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại xuất khẩu vào Việt Nam.
(3) Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua thay đổi không đáng kể hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Căn cứ vào Điều 77 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để hàng hóa được xem là có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua thay đổi không đáng kể hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
- Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này gia tăng đáng kể so với khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại vào Việt Nam của nhà sản xuất, xuất khẩu;
- Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?