Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự là bao lâu? Trong Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có nội dung gì?
Trong Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự phải có nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 333 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
- Thứ nhất, ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị.
- Thứ hai, chức vụ của người ra quyết định kháng nghị.
- Thứ ba, số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Thứ tư, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Thứ năm, nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Thứ sáu, căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị.
- Thứ bảy, kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Thứ tám, tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án.
- Cuối cùng đề nghị của người kháng nghị.
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự là bao lâu? Trong Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 334 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
Như vậy theo quy định trên thời kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, một số trường hợp thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định trên.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự có thẩm quyền như thế nào?
Căn cứ tại Điều 343 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền như sau:
- Thứ nhất, không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Thứ hai, hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa.
- Thứ ba, hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
- Thứ tư, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
- Thứ năm, sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong Quyết định giám đốc thẩm vụ án dân sự phải có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 348 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyết định giám đốc thẩm
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa giám đốc thẩm;
b) Họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử;
c) Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
e) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
3. Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).
Như vậy theo quy định trên trong Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây:
- Thứ nhất, ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa giám đốc thẩm;
- Thứ hai, họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử;
- Thứ ba, họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.
- Thứ tư, tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm.
- Thứ năm, tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án.
- Thứ sáu, tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Thứ bảy, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.
- Thứ tám, nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị.
- Thứ chín, điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.
- Cuối cùng, Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 tất cả các môn 2024 2025? Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 theo Thông tư 27 thế nào?
- Quy định về hóa đơn, chứng từ theo Luật Thuế giá trị gia tăng? Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học mới nhất? Tải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học?
- Lời nhận xét hạnh kiểm học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025 các cấp? Lời nhận xét hạnh kiểm của học sinh cuối học kì 1?
- Lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT Nghị định 168? Không chấp hành hiệu lệnh phạt bao nhiêu?