Thời hạn Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường là bao lâu?
- Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường trong những trường hợp nào?
- Thời hạn Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường là bao lâu?
- Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty hay không?
Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường trong những trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 về Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường trong những trường hợp sau:
- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
- Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Thời hạn Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường là bao lâu?
Thời hạn Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường là bao lâu? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 2 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 về Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông cụ thể như sau:
Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
1. Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
b) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;
c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này;
d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc nhận được yêu cầu triệu tập họp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
3. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
4. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.
Như vậy, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác thì đối với cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường Hội đồng quản trị phải tiến hành triệu tập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát sinh căn cứ họp theo quy định.
Lưu ý: Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty hay không?
Căn cứ tại Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 về Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
…
i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vậy, Đại hội đồng cổ đông được quyền quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 bằng tiếng việt và tiếng anh đầy đủ, chi tiết nhất? Tải mẫu ở đâu?
- Thay đổi vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài không? Đối tượng nộp thuế môn bài là ai?
- Gợi ý quà tết cho công nhân? Những món quà tết cho công nhân ý nghĩa? Người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán mấy ngày?
- Mẫu đề cương đánh giá an toàn công trình mới nhất? Đề cương đánh giá an toàn công trình phải được lập như thế nào?
- Thông tư 15/2024 quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng ra sao?