Thời hạn giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự là bao lâu? Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với người bị khiếu nại là Kiểm sát viên?
Thời hạn giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 505 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại như sau:
Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
Như vậy, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại.
Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với người bị khiếu nại là Kiểm sát viên?
Căn cứ vào Điều 504 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng
1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
Như vậy, khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nơi Kiểm sát viên đó làm việc giải quyết.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong tố tụng dân sự có các nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 506 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:
Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
e) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong tố tụng dân sự phải có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
- Nội dung khiếu nại;
- Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
- Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
- Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì sao?
Căn cứ vào Điều 507 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo.
Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng năm làm đơn; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:
a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 506 của Bộ luật này;
b) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
c) Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần hai.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
5. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?