Thời hạn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải thông báo cho người dùng khi thay đổi chính sách bảo vệ thông tin cá nhân?
- Thời hạn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải thông báo cho người dùng khi thay đổi chính sách bảo vệ thông tin cá nhân?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là những doanh nghiệp nào?
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy định như thế nào?
Thời hạn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải thông báo cho người dùng khi thay đổi chính sách bảo vệ thông tin cá nhân?
Căn cứ tại Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
Theo đó, quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm các nội dung sau:
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Nếu sàn giao dịch thương mại điện tử có kết hợp nhiều hình thức hoạt động khác nhau, mô tả quy trình giao dịch đối với từng hình thức tổ chức hoạt động này, bao gồm quy trình giao nhận hàng hóa (nếu có);
- Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử, trường hợp một giao dịch có nhiều hơn 02 bên tham gia thì phải phân định rõ trách nhiệm giữa các bên bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ;
- Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên sàn;
- Các quy định về an toàn thông tin, cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin và quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;
- Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Phân định trách nhiệm về cung cấp chứng từ hàng hóa giữa người bán, bên cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử và bên cung cấp dịch vụ logistics trong trường hợp có giao kết sử dụng dịch vụ logistics của bên thứ ba;
- Quy trình phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Chính sách áp dụng chung cho các giao dịch trên sàn liên quan đến vấn đề kiểm hàng, chính sách đổi trả, chính sách hoàn tiền (bao gồm những trường hợp hoàn tiền, quy trình và phương thức hoàn tiền cho khách hàng) trong trường hợp sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Đồng thời, khi có thay đổi về một trong các nội dung nêu trên, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải thông báo cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử ít nhất 5 ngày trước khi áp dụng những thay đổi đó.
Hay nói cách khác, thời hạn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải thông báo cho người dùng khi thay đổi chính sách bảo vệ thông tin cá nhân là ít nhất 5 ngày trước khi áp dụng những thay đổi.
Thời hạn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải thông báo cho người dùng khi thay đổi chính sách bảo vệ thông tin cá nhân? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là những doanh nghiệp nào?
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Ngoài ra, các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử:
- Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng;
- Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;
- Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy định như thế nào?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy định tại Điều 6 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, cụ thể:
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
- Với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?