Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa đối với tàu biển nước ngoài phục vụ 1 cơ sở sản xuất hàng hóa là bao nhiêu năm?
- Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa đối với tàu biển nước ngoài phục vụ 1 cơ sở sản xuất hàng hóa là bao nhiêu năm?
- Ai có quyền cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài trong việc vận chuyển siêu trọng gồm có những giấy tờ gì?
Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa đối với tàu biển nước ngoài phục vụ 1 cơ sở sản xuất hàng hóa là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 50/2016/TT-BGTVT quy định như sau:
Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa
1. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa là 01 (một) năm được áp dụng đối với các trường hợp như sau:
a) Tàu biển phục vụ 01 (một) cơ sở sản xuất hàng hóa;
b) Loại tàu biển mà đội tàu biển Việt Nam chưa có.
2. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa là 06 (sáu) tháng được áp dụng đối với các loại tàu biển khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp doanh nghiệp đề xuất thời hạn cho tàu biển nước ngoài vận tải biển nội địa, thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa được cấp theo đề nghị của doanh nghiệp nhưng không quá 01 (một) năm đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, không quá 06 (sáu) tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa theo chuyến được áp dụng đối với tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa đối với tàu biển nước ngoài phục vụ 1 cơ sở sản xuất hàng hóa là 1 năm.
Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa đối với tàu biển nước ngoài phục vụ 1 cơ sở sản xuất hàng hóa là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Ai có quyền cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 50/2016/TT-BGTVT quy định thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài như sau:
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép vận tải biển nội địa trong các trường hợp sau đây:
+ Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hóa khác bằng tàu biển chuyên dùng; giải tỏa hàng hóa, hành khách và hành lý bị ách tắc tại cảng khi tàu biển Việt Nam không đủ khả năng vận chuyển;
+ Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
- Giám đốc Cảng vụ Hàng hải cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài vận chuyển hành khách, hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại bằng phương tiện trung chuyển của tàu khách đó.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài trong việc vận chuyển siêu trọng gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 50/2016/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải biển nội địa bao gồm:
1. Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký tàu biển.
3. 01 (một) bộ hồ sơ đăng kiểm tàu biển bao gồm các Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển (bản sao) theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-BGTVT ngày 16/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về danh mục Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động Việt Nam.
4. 01 (một) bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp một trong các loại giấy tờ sau: Hợp đồng đại lý hoặc Giấy chỉ định đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài (trong trường hợp tổ chức đề nghị là đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài) hoặc Hợp đồng thuê tàu giữa chủ tàu nước ngoài với pháp nhân Việt Nam
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài trong việc vận chuyển siêu trọng gồm có những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- 01 bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký tàu biển.
- 01 bộ hồ sơ đăng kiểm tàu biển bao gồm các Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển (bản sao).
- 01 bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp một trong các loại giấy tờ sau:
Hợp đồng đại lý hoặc Giấy chỉ định đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài (trong trường hợp tổ chức đề nghị là đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài) hoặc Hợp đồng thuê tàu giữa chủ tàu nước ngoài với pháp nhân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?