Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào? Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm có được tiến hành nữa hay không?
- Phạm vi xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
- Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào?
- Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm có được tiến hành nữa hay không?
- Trường hợp người kháng cáo chỉ rút một phần kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm được thực hiện như thế nào?
Phạm vi xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Theo Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm cụ thể như sau:
“Điều 345. Phạm vi xét xử phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị”
Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là bao lâu?
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Tại Điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:
“Điều 346. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.”
Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định sau:
(1) Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
(2) Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
- Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
(3) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
(4) Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm có được tiến hành nữa hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 348 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm cụ thể như sau:
“1. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án đó.
Trường hợp người kháng cáo chỉ rút một phần kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 348 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm như sau:
“2. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.”
Như vậy, trường hợp người kháng cáo chỉ rút một phần kháng cáo trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo đã rút.
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?