Thời hạn cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam vay vốn ở các ngân hàng Việt Nam là bao lâu theo quy định?
- Thời hạn cho người nước ngoài cư trú ở Việt Nam vay vốn ở các ngân hàng Việt Nam là bao lâu theo quy định?
- Ngân hàng Việt Nam căn cứ vào đâu để quyết định thời hạn cho vay với khách hàng là người nước ngoài?
- Người nước ngoài vay vốn tại Ngân hàng Việt Nam được xem xét gia hạn trả nợ khi đáp ứng điều kiện gì?
Thời hạn cho người nước ngoài cư trú ở Việt Nam vay vốn ở các ngân hàng Việt Nam là bao lâu theo quy định?
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định ngân hàng là một trong những hình thức của tổ chức tín dụng do đó có thể áp dụng Thông tư 39/2016/TT-NHNN cho hoạt động của ngân hàng Việt Nam.
Cụ thể tại Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có giải thích về thời hạn cho vay như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần, thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Đối với thời hạn cho vay không đủ một ngày thì thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự về thời điểm bắt đầu thời hạn.
...
Dẫn chiếu đến Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về loại cho vay như sau:
Loại cho vay
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại cho vay như sau:
1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.
2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.
Theo đó, ngân hàng Việt Nam xem xét quyết định cho khách hàng là người nước ngoài vay theo các loại cho vay như sau:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.
Thời hạn cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam vay vốn ở các ngân hàng Việt Nam là bao lâu theo quy định? (hình từ internet)
Ngân hàng Việt Nam căn cứ vào đâu để quyết định thời hạn cho vay với khách hàng là người nước ngoài?
Có hai trường hợp cho vay, trường hợp cho vay phục vụ mục đích kinh doanh được quy định tại Điều 28 Thông tư 39/2016/TT-NHNN và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống được quy định tại Điều 31 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Điều 28. Thời hạn cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay.
2. Đối với khách hàng là pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của khách hàng; đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
Điều 31. Thời hạn cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay, thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng.
2. Đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
Theo đó, với trường hợp vay vì mục đích kinh doanh thì ngân hàng sẽ dựa vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay.
Còn đối với vay vốn để phục vụ nhu cầu đời sống thì sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay, thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng.
Người nước ngoài vay vốn tại Ngân hàng Việt Nam được xem xét gia hạn trả nợ khi đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
Chiếu theo quy định này thì khách hàng là người nước ngoài vay vốn tại ngân hàng Việt Nam được xem xét gia hạn trả nợ khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay;
- Được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?