Thời gian trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc được tính vào thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc không?
- Thời gian trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc được tính vào thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc không?
- Có quyền cưỡng chế đối với trại viên trong trường hợp phát hiện trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc không?
- Trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Thời gian trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc được tính vào thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 140/2021/NĐ-CP về việc truy tìm người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn như sau:
Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn
1. Người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ ra quyết định truy tìm.
2. Học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy tìm; trại viên bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định truy tìm. Thời gian trốn khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc không được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
3. Cơ quan đã ra quyết định truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm; nếu người đó có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành.
...
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc không được tính vào thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc của trại viên đó.
Thời gian trại viên trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc được tính vào thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc không? (Hình từ Internet)
Có quyền cưỡng chế đối với trại viên trong trường hợp phát hiện trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 140/2021/NĐ-CP như sau:
Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn
...
5. Khi giao, nhận người có quyết định truy tìm, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy tìm biết và cử người đến nhận. Trường hợp cơ quan ra quyết định truy tìm chưa đến kịp thì cơ quan Công an phải ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 122 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quản lý tại nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc.
6. Khi đưa đối tượng về trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện áp giải theo quy định của pháp luật.
7. Tùy từng trường hợp cụ thể, quyết định truy tìm được gửi cho cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân địa phương liên quan để phục vụ cho việc truy tìm và bắt giữ đối tượng.
Và theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
k) Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.
...
Như vậy, khi phát hiện trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc thì khi đưa đối tượng về cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện áp giải theo quy định của pháp luật, do đó người có thẩm quyền có quyền cưỡng chế đối với trại viên trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 140/2021/NĐ-CP như sau:
Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trường hợp cần phải có thêm thời gian để hoàn thiện hồ sơ trước khi đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện ra quyết định tạm giữ người đó theo thủ tục hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thời gian tạm giữ được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
Chế độ ăn của người bị tạm giữ được hưởng như chế độ ăn của học sinh, trại viên trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và được dự toán trong ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
2. Người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nếu không tự giác chấp hành hoặc có hành vi chống đối thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì phải lập hồ sơ để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trường hợp trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc và có hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ lập hồ sơ xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?