Thời gian tối thiểu phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam của doanh nghiệp trong nước là bao lâu theo quy định?
- Doanh nghiệp trong nước có phải tiến hành lưu trữ dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam hay không?
- Thời gian tối thiểu phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam của doanh nghiệp trong nước là bao lâu?
- Chính phủ thực hiện những biện pháp nào để nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân?
Doanh nghiệp trong nước có phải tiến hành lưu trữ dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì Doanh nghiệp trong nước lưu trữ dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 53/2022/NĐ-CP tại Việt Nam, cụ thể như sau:
Lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
1. Dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam:
a) Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
b) Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: Tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu;
c) Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
2. Doanh nghiệp trong nước lưu trữ dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại Việt Nam.
Như vậy, Doanh nghiệp trong nước phải tiến hành lưu trữ dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
Thời gian tối thiểu phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam của doanh nghiệp trong nước là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về Thời gian lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam như sau:
Thời gian lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
1. Thời gian lưu trữ dữ liệu theo quy định tại Điều 26 Nghị định này bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu. Thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng.
2. Thời gian đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Nghị định này bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam đến khi doanh nghiệp không còn hoạt động tại Việt Nam hoặc dịch vụ được quy định không còn cung cấp tại Việt Nam.
3. Nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật An ninh mạng được lưu trữ tối thiểu là 12 tháng.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 26 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về Lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam như sau:
Lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
1. Dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam:
a) Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
b) Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: Tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu;
c) Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
2. Doanh nghiệp trong nước lưu trữ dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại Việt Nam.
3. Việc lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài:
1. Dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam:
a) Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
b) Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: Tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu;
c) Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
2. Doanh nghiệp trong nước lưu trữ dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại Việt Nam.
3. Việc lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài:
…
8. Các doanh nghiệp không chấp hành quy định tại Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời gian tối thiểu phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam của doanh nghiệp trong nước là 24 tháng.
Thời gian tối thiểu phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam của doanh nghiệp trong nước là bao lâu? (Hình từ Internet)
Chính phủ thực hiện những biện pháp nào để nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật An ninh mạng 2018 thì Chính phủ thực hiện các biện pháp sau đây để nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân:
- Thúc đẩy chuyển giao, nghiên cứu, làm chủ và phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng để bảo vệ an ninh mạng;
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến liên quan đến an ninh mạng;
- Tổ chức đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực an ninh mạng;
- Tăng cường môi trường kinh doanh, cải thiện điều kiện cạnh tranh hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng để bảo vệ an ninh mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?