Thời gian tham gia đào tạo cán bộ quân sự của cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có được tính vào thời gian công tác hay không?
- Tham gia đào tạo cán bộ quân sự thì người tham gia sẽ được cấp những dụng cụ thiết yếu nào?
- Thời gian tham gia đào tạo cán bộ quân sự của cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có được tính vào thời gian công tác hay không?
- Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có bắt buộc tham gia đào tạo cán bộ quân sự hay không?
Tham gia đào tạo cán bộ quân sự thì người tham gia sẽ được cấp những dụng cụ thiết yếu nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 87/2011/TT-BQP quy định về việc bảo đảm trang phục như sau:
Bảo đảm trang phục
1. Tiêu chuẩn:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 21 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;
b) Ngoài trang phục trên cứ 6 tháng được cấp 01 bộ quần áo lót, 01 khăn mặt; được cấp trang phục dùng chung và trang phục dã ngoại do ngân sách địa phương bảo đảm gồm: Chăn, màn, chiếu, ba lô, áo ấm, quần áo dã ngoại kiểu dáng, chất liệu như quân trang của chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam hoặc tương đương riêng áo ấm là trang phục dân quân tự vệ nòng cốt; thời hạn sử dụng trang phục 4 năm, riêng chiếu cói thời hạn sử dụng 18 tháng.
2. Học viên tự bảo đảm
Ngoài các trang phục quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, các đồ dùng sinh hoạt cá nhân khác do cá nhân sử dụng tiền phụ cấp hàng tháng để bảo đảm. Để thống nhất, tiện quản lý, rèn luyện, việc mua sắm do đơn vị tổ chức trừ vào tiền phụ cấp của học viên.
...
Như vậy, người tham gia đào tạo cán bộ quân sự sẽ được cấp những dụng cụ thiết yếu sau:
(1) Trang phục dân quân tự vệ, quần áo lót, 01 khăn mặt;
(2) Chăn, màn, chiếu, ba lô, áo ấm, quần áo dã ngoại.
Thời gian tham gia đào tạo cán bộ quân sự của cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có được tính vào thời gian công tác hay không? (Hình từ internet)
Thời gian tham gia đào tạo cán bộ quân sự của cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có được tính vào thời gian công tác hay không?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 87/2011/TT-BQP quy định về thời gian công tác của cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã khi tham gia đào tạo cán bộ quân sự như sau:
Bảo đảm lương, phụ cấp các khoản hỗ trợ
1. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã trong thời gian đào tạo được tính thời gian công tác liên tục; các đối tượng khác có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên không tiếp tục học tập có lý do chính đáng được nhà trường và ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi học viên đi đào tạo chấp nhận thì được tính hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;
2. Trong thời gian học được hưởng nguyên lương và các chế độ phụ cấp, do ngân sách địa phương bảo đảm. Học viên hưởng chế độ phụ cấp đã bằng, hoặc chưa bằng 0,5 mức lương tối thiểu chung của cán bộ công chức thì được địa phương hỗ trợ phụ cấp, mức khởi điểm bằng 0,5 mức lương tối thiểu và tăng dần theo từng năm:
a) Năm thứ 2 bằng 0,52 mức lương tối thiểu (0,53 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);
b) Năm thứ 3 bằng 0,53 mức lương tối thiểu (0,54 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);
c) Năm thứ 4 bằng 0,54 mức lương tối thiểu (0,55 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);
3. Được hỗ trợ tiền ăn, tiền ăn thêm ngày lễ, ngày tết bằng mức tiền ăn của học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu binh chủng hợp thành cấp phân đội; được hỗ trợ tiền bảo hiểm xã hội;
...
Theo quy định trên thì thời gian tham gia đào tạo cán bộ quân sự của cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ được tính vào thời gian công tác liên tục.
Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có bắt buộc tham gia đào tạo cán bộ quân sự hay không?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 87/2011/TT-BQP quy định về trường hợp cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã tham gia đào tạo cán bộ quân sự như sau:
Đối với học viên
1. Cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã khi được bổ nhiệm từ nhiệm kỳ năm 2011 trở đi đều phải có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên hoặc đang đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở. Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở từ năm 2011 trở đi là tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc đối với cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã; là tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
2. Cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã là nguồn trong quy hoạch có đủ điều kiện, phù hợp với các loại hình đào tạo chính quy, đào tạo liên thông mà không thực hiện nhiệm vụ đào tạo thì địa phương có thể bổ sung quy hoạch, chậm nhất sau 18 tháng cử cán bộ khác có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở thay thế.
3. Đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã do tuổi đời vượt quá quy định tại điểm c, khoản 2, mục II Đề án thì hàng năm được bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
4. Học viên tốt nghiệp ra trường, nếu có đủ điều kiện theo quy định thì được phong, thăng quân hàm sỹ quan dự bị theo Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
...
Theo quy định thì cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã là nguồn trong quy hoạch có đủ điều kiện, phù hợp với các loại hình đào tạo chính quy, đào tạo liên thông mà không thực hiện nhiệm vụ đào tạo thì địa phương có thể bổ sung quy hoạch.
Như vậy, Cán bộ Ban chỉ huy quân sự không bắt buộc phải tham gia đào tạo cán bộ quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?