Thời gian lưu trữ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện được pháp luật quy định như thế nào? Hồ sơ bệnh án được lập ra sao?
Quy định thời hạn của hồ sơ bệnh án là như thế nào?
Hiện nay không có văn bản pháp quy nào quy định về thời hạn hoàn thành hồ sơ bệnh án.
Tại khoản 7 Điều 58 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 chỉ quy định như sau:
"7. Khi tình trạng bệnh của người bệnh đã ổn định hoặc người bệnh có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, sau khi đã có sự tư vấn của người hành nghề thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quá trình điều trị của người bệnh;
..."
Như vậy, khi bệnh nhân xuất viện, cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án nhanh chóng, thời hạn là do quy chế của đơn vị quy định.
Việc hoàn tất hồ sơ nhanh chóng này còn nhằm đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân khi họ yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh án theo Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh; đồng thời hỗ trợ việc khai thác hồ sơ bệnh án cho "Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;" (điểm b khoản 4 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009).
Hồ sơ bệnh án được lập như thế nào theo quy định pháp luật?
Hồ sơ bệnh án được lập và lưu trữ theo quy định tại Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
- Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
+ Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án;
+ Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án;
+ Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
- Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
+ Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;
+ Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
- Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:
+ Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;
+ Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;
+ Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật này.
- Các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tải về mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất 2023: Tại Đây
Hồ sơ bệnh án
Thời gian lưu trữ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện được pháp luật quy định như thế nào?
Thời gian lưu trữ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện được quy định tại Mục 5 Phần II Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể:
Thời gian lưu trữ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện như sau:
- Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú lưu trữ ít nhất 10 năm.
- Hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt lưu trữ ít nhất 15 năm.
- Hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong lưu trữ ít nhất 20 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông báo họp phụ huynh cuối học kì 1 năm học 2024 2025 đơn giản, chi tiết? Thông báo mời họp phụ huynh cuối kì 1?
- Đáp án Vòng 3 Tự hào cuộc thi 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam?
- Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73? Tải về Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73?
- Lời nhận xét môn Lịch sử Địa lí theo Thông tư 27 cuối kì 1? Nhận xét môn Lịch sử Địa lí lớp 5 theo Thông tư 27?
- Mẫu lời nhận xét học sinh tiểu học theo Thông tư 27 học kỳ I? Nhận xét năng lực, phẩm chất, các môn học của học sinh tiểu học ra sao?