Thời gian làm công tác pháp luật trong Ngành Thi hành án Quân đội có phải là tổng thời gian có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm chức vụ liên quan Ngành đó không?
- Thời gian làm công tác pháp luật trong Ngành Thi hành án Quân đội có phải là tổng thời gian có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm chức vụ liên quan Ngành đó không?
- Để được bổ nhiệm Thẩm tra viên chính có phải đáp ứng thời gian làm công tác pháp luật không?
- Trình tự thủ tục hồ sơ bổ nhiệm Thẩm tra viên chính được quy định như thế nào?
Thời gian làm công tác pháp luật trong Ngành Thi hành án Quân đội có phải là tổng thời gian có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm chức vụ liên quan Ngành đó không?
Thời gian làm công tác pháp luật trong Ngành Thi hành án Quân đội có phải là tổng thời gian có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm chức vụ liên quan Ngành đó không, thì khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BQP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP (Có hiệu lực kể từ ngày 16/03/2023) như sau:
"Thời gian làm công tác pháp luật" áp dụng trong Ngành Thi hành án Quân đội, thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Là tổng thời gian từ khi có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm các chức vụ, chức danh liên quan đến công tác chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ngành Thi hành án Quân đội;
b) Là tổng thời gian thực hiện nhiệm vụ về công tác thông tin khoa học quân sự; công tác cán bộ, thi đua khen thưởng Ngành; công tác tài chính, kế toán thi hành án; công tác hành chính vật tư, văn thư, lưu trữ, thủ kho vật chứng thuộc Ngành Thi hành án Quân đội;
c) Các trường hợp từ Viện kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế, Thanh tra, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Bảo vệ an ninh Quân đội chuyển công tác về Ngành Thi hành án Quân đội: Là tổng thời gian từ khi có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm các chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc cơ quan đó.
Như vậy, thời gian làm công tác pháp luật trong Ngành Thi hành án Quân đội là tổng thời gian có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm chức vụ liên quan đến công tác là một trong các trường hợp "Thời gian làm công tác pháp luật" áp dụng trong Ngành Thi hành án Quân đội.
Trước đây, căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định thời gian làm công tác pháp luật như sau:
"Thời gian làm công tác pháp luật" áp dụng trong Ngành Thi hành án Quân đội, thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Là tổng thời gian từ khi có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm các chức vụ, chức danh liên quan đến công tác chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ngành Thi hành án Quân đội;
b) Là tổng thời gian thực hiện nhiệm vụ về công tác thông tin khoa học quân sự; công tác cán bộ, thi đua khen thưởng Ngành; công tác tài chính, kế toán thi hành án; công tác hành chính vật tư, văn thư, lưu trữ, thủ kho vật chứng thuộc Ngành Thi hành án Quân đội;
c) Các trường hợp từ Viện Kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế, Thanh tra, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng chuyển công tác về Ngành Thi hành án Quân đội: Là tổng thời gian từ khi có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm các chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc cơ quan đó.
Đối chiếu quy định trên, thời gian làm công tác pháp luật áp dụng trong Ngành Thi hành án Quân đội thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Do đó, trường hợp bạn thắc mắc thời gian làm công tác pháp luật trong Ngành Thi hành án Quân đội là tổng thời gian có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm chức vụ liên quan đến công tác.
Thời gian làm công tác pháp luật (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm Thẩm tra viên chính có phải đáp ứng thời gian làm công tác pháp luật không?
Để được bổ nhiệm Thẩm tra viên chính có phải đáp ứng thời gian làm công tác pháp luật không, thì theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BQP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP (Có hiệu lực kể từ ngày 16/03/2023) như sau:
Tiêu chuẩn
...
2. Thẩm tra viên chính:
a) Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
...
Như vậy, để được bổ nhiệm Thẩm tra viên chính không cần đáp ứng điều kiện về thời gian làm công tác pháp luật.
Trước đây, theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn để được bổ nhiệm thẩm tra viên chính như sau:
Tiêu chuẩn
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ, Điều 4 Thông tư này và các tiêu chuẩn sau thì có thể được bổ nhiệm các ngạch Thẩm tra viên trong Quân đội:
...
2. Thẩm tra viên chính
a) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên từ đủ 03 năm trở lên hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thẩm tra viên chính
...
Theo đó, để được bổ nhiệm Thẩm tra viên chính có phải đáp ứng thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên hoặc có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên từ đủ 03 năm trở lên.
Trình tự thủ tục hồ sơ bổ nhiệm Thẩm tra viên chính được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định trình tự thủ tục hồ sơ bổ nhiệm thẩm tra viên chính như sau:
Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
1. Trình tự, thủ tục
a) Hằng năm, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Tổng Tham mưu, quân khu, Quân chủng Hải quân thống nhất nhân sự bổ nhiệm các ngạch Thẩm tra viên trong Quân đội;
b) Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu, Đảng ủy Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm theo Quy chế công tác cán bộ của Quân ủy Trung ương;
c) Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng tổng hợp, rà soát tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục, lập danh sách xin ý kiến thẩm định của Tổng cục Chính trị đối với sĩ quan và Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu đối với quân nhân chuyên nghiệp;
d) Hội đồng xét duyệt, đề nghị bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội lập danh sách, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị bổ nhiệm.
2. Hồ sơ
a) Tờ trình của Hội đồng xét duyệt, đề nghị bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội;
b) Văn bản thẩm định của Tổng cục Chính trị đối với sĩ quan hoặc Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu đối với quân nhân chuyên nghiệp;
c) Công văn đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu, Đảng ủy Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
d) Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị bổ nhiệm;
đ) Bản tóm tắt lý lịch (T63);
e) Bản kê khai tài sản, thu nhập;
g) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và văn bản khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu gửi về Quân ủy Trung ương qua Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
Theo đó, trình tự thủ tục hồ sơ bổ nhiệm thẩm tra viên chính được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?