Thời gian hành nghề đối với bác sỹ chịu trách nhiệm chính của trạm y tế xã tính từ thời điểm tốt nghiệp bác sĩ hay từ khi có chứng chỉ hành nghề?
Thời gian hành nghề đối với bác sĩ chịu trách nhiệm chính của trạm y tế xã tính từ thời điểm tốt nghiệp bác sĩ hay từ khi có chứng chỉ hành nghề?
Theo điểm i khoản 1 Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì trạm y tế là một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám - chữa bệnh.
Điều 41. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
...
i) Trạm y tế cấp xã và tương đương;
...
Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về yêu cầu nhân sự của trạm y tế xã như sau:
Điều 39. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với trạm y tế xã, trạm xá
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là bác sỹ hoặc y sỹ có chứng chỉ hành nghề;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ và 45 tháng đối với y sỹ.
b) Số lượng người hành nghề thuộc trạm y tế cấp xã phải đáp ứng định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước theo quy định của pháp luật.
c) Nhân viên y tế thôn, bản thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu theo sự phân công và chỉ đạo về chuyên môn của Trưởng Trạm y tế xã.
Như vậy ở đây 54 tháng được ghi nhận là thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh (không bắt buộc phải là thời gian sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề) anh nhé.
Thời gian hành nghề đối với bác sỹ chịu trách nhiệm chính của trạm y tế xã tính từ thời điểm tốt nghiệp bác sĩ hay từ khi có chứng chỉ hành nghề?
Hồ sơ cần chuẩn bị để đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho trạm y tế xã là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
- Quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài. (Bản sao)
- chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (Bản sao)
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này.
- Hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở (Bản sao).
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với trạm y tế xã như thế nào?
Theo Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với trạm y tế xã như sau:
Bước 1: Nộp 1 bộ hồ sơ đến Sở Y tế
Bước 2: Sở y tế gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 3: Cấp giấy phép hoạt động đối với hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định khen thưởng theo Nghị định 73? Tải về file word Mẫu Quyết định khen thưởng theo Nghị định 73?
- Mẫu đơn sửa đổi bổ sung nội dung đơn khởi kiện mới nhất? Tải về mẫu đơn sửa đổi bổ sung nội dung đơn khởi kiện?
- Tải về mẫu hợp đồng tư vấn khảo sát hiện trạng công trình mới nhất, chuẩn pháp lý? Báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng công trình phải có nội dung gì?
- Tải về mẫu hợp đồng tư vấn khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn trong xây dựng?
- Đoàn kiểm tra kế toán phải lưu ý điều gì khi thực hiện kiểm tra kế toán? Quy định về nội dung kiểm tra kế toán?