Thời gian công chức cấp huyện phục vụ tại ngũ có được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Thời gian công chức cấp huyện phục vụ tại ngũ có được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) như sau:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
...
b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
...
Theo quy định nêu trên thì thời gian công chức cấp huyện phục vụ tại ngũ vẫn được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Thời gian công chức cấp huyện phục vụ tại ngũ có được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên không? (Hình từ Internet)
Thời gian nào không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức cấp huyện?
Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức cấp huyện được căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) như sau:
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
- Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).
- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
- Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.
- Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là bao nhiêu tháng?
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ được căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Như vậy, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mốc chỉ giới đường đỏ có ký hiệu là gì? Độ sâu phần móng chôn mốc chỉ giới đường đỏ là bao nhiêu?
- Việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
- Doanh nghiệp được kiểm tra kế toán có trách nhiệm cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán không?
- Góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải có được sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu nhà ở đúng không?
- Mẫu đơn đề nghị chấp thuận thiết kế nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác áp dụng từ ngày 1 1 2025?