Thời gian bảo hiểm xã hội cộng dồn đến khi về hưu là 39 năm thì thừa được nhiêu năm và được hưởng mức tối đa chưa?
- Thời gian bảo hiểm xã hội cộng dồn đến khi về hưu là 39 năm thì thừa được nhiêu năm và được hưởng mức tối đa chưa?
- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu thì được hưởng thêm khoản trợ cấp gì không?
- Thời điểm hưởng lương hưu được quy định như thế nào?
Thời gian bảo hiểm xã hội cộng dồn đến khi về hưu là 39 năm thì thừa được nhiêu năm và được hưởng mức tối đa chưa?
Thời gian bảo hiểm xã hội cộng dồn đến khi về hưu là 39 năm thì thừa được nhiêu năm và được hưởng mức tối đa chưa, thì căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
...
Trường hợp này nếu chị nghỉ hưu vào thời điểm hiện tại theo diện bình thường, đủ tuổi nghỉ hưu và có 39 năm tham gia bảo hiểm xã hội thì mức hưởng bảo hiểm xã hội của chị được xác định như sau:
- 15 năm tham gia bảo hiểm xã hội được tính tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ mỗi năm đóng thêm bảo hiểm xã hội được cộng thêm 2%, tối đa bằng 75%.
Trường hợp của chị đóng thêm 24 năm nên mức tỷ lệ được cộng thêm của chị là 24 x 2% = 48%
Cộng với 45% ban đầu thì tỷ lệ hưởng lương hưu của chị đã vướt mức tối đa.
Do đó, trường hợp này chị sẽ hưởng lương hưu theo mức tỷ lệ hưởng tối đa là 75% x mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu thì được hưởng thêm khoản trợ cấp gì không?
Theo Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Trường hợp của chị số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức 75% là 30 năm mà chị có khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội lên đến 39 năm, là chị dư 9 năm. Khi đó 9 năm này sẽ được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Do đó chị sẽ được hưởng thêm trợ cấp một lần là 4,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Thời điểm hưởng lương hưu được quy định như thế nào?
Thời điểm hưởng lương hưu được quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
(1) Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
(2) Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
(3) Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
(4) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Huân chương Lao động hạng Ba được gì? Huân chương Lao động hạng 3 được quyền lợi gì theo Nghị định 98?
- Giáo viên tiểu học hạng 1 cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Giáo viên tiểu học hạng 1 được làm ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp nào?
- Quyết định 09/2024 quy định danh mục hồ sơ kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác, hủy hồ sơ kiểm toán ra sao?
- Toàn bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Quy định về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường từ 14 02 2025 theo Thông tư 29/2024 thế nào?